Saturday 27 June 2009

Vua nhạc POP Micheal Jackson vừa qua đời vì đau tim























June 26, 2009
Vua nhạc POP Micheal Jackson vừa qua đời vì đau tim
Việt Tribune tổng hợp
Ông Hoàng nhạc pop Michael Jackson đã đột ngột qua đời sau khi được đưa tới bệnh viện vào trưa thứ Năm 25/6. Nguyên nhân cái chết của Michael Jackson được cho là do đau tim. Giới hữu trách tại Los Angeles cho hay cơn đau tim đột ngột đến với Michael Jackson từ buổi sáng ngày 25/6 ngay tại nhà và gia đình phải gọi tới số khẩn cấp 911. Jackson sau đó được chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm y tế thuộc đại học UCLA. Nhiều người đứng ngoài Trung tâm y tế UCLA đã khóc nức nở khi hay tin “Jacko” ra đi. Số người hâm mộ tụ tập tới đây càng lúc càng đông vào buổi chiều tối 25/6. Còn gần nhà Jackson và các con đường dẫn tới nhà Jackson cũng được cảnh sát phong toả chặt chẽ.Cơ quan pháp y Los Angeles cho biết Michael Jackson được xác định đã qua đời vào lúc 2 giờ 26 phút trưa thứ Năm, 25/6/2009.Gần đây, Michael Jackson gây chú ý trở lại với thông báo về tour trình diễn “tái ngô”. Tuy vậy, ông cũng phải đối mặt với chuyện kiện tụng. Việc quảng bá rầm rộ cho những sô diễn của ông hoàng nhạc pop Michael Jackson trong năm nay bị tạm dừng do vi phạm hợp đồng đã ký. Công ty giải trí Allgood, New Jersey đã đâm đơn kiện đến tòa án liên bang tại New York. Họ đã ký với quản lý Frank DiLeo của ca sĩ Michael Jackson, theo đó trong tháng 11 cam kết Michael Jackson sẽ xuất hiện tại HK. Theo thỏa thuận, Jackson không được biểu diễn bất kỳ chương trình nào khác trước khi anh diễn tại HK. Nhưng Jackson cũng đã ký với AEG Live 50 buổi biểu diễn tại vận động trường O2 Arena, Luân đôn, trong đó sô mở màn sẽ diễn ra vào tháng 7 tới. Điều này đã vi phạm hợp đồng mà nhà quản lý của Jackson đã ký với AllGood Entertainment. Trước khi qua đời một cách đột ngột, Jackson luyện tập ráo riết tại Los Angeles để chuẩn bị cho lần trở lại này ở Luân đôn. Trong thời gian gần đây, có nhiều tin đồn rằng Michael Jackson bị ung thư da vào giai đoạn cuối. Tờ The Sun cách đây 3 tuần còn viết rằng: “Michael Jackson bị ám ảnh về cái chết”: Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, tự dày vò ám ảnh về cái chết khi những dấu hiệu của chứng ung thư da càng xuất hiện rõ. “Michael vẫn không khỏi lo lắng và sợ hãi mặc dù các bác sĩ đã khẳng định bệnh này chữa được và cơ hội hồi phục là rất lớn”.Sau khi tế bào ung thư lan rộng tới mũi, lồng ngực và cánh tay, giọng ca lừng danh đã tới gặp và kiểm tra tại tất cả các chuyên gia hàng đầu ở Los Angeles. Theo đó, tiến trình chữa trị bước đầu đã khiến Michael Jackson phải hủy 4 buổi diễn đầu tiên trong tour diễn của anh tại Luân đôn hè này.Nguồn tin trên tờ The Sun cho biết thêm: những ám ảnh của giọng ca 50 tuổi lớn đến mức anh lo sợ hiếc mũi của mình có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào. Anh bắt đầu tin rằng căn bệnh ung thư sẽ giết chết mình trong nay mai, Thập niên 1980 là lúc “Jacklo” lên đỉnh vinh quang của sự nghiệp khi được khá giả trên khắp thế giới yêu mến và biết đến với các bài “hit” như Thriller, Beat it..
*Cardiac arrest – tạm dịch là tim ngừng đâp*, là một tình trạng nhịp bất thường của tim làm cho máu không được bơm đến cho cơ thể, việc này có thể xẩy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim ( Heart Attack) hoặc có thể do bởi cơn đau khác của trái tim.
Tin này làm rúng động bao nhiệu triệu con tim của người ái mộ Micheal Jackson trên khắp thế giới.Cái chết của ông Hoàng nhạc POP đặt dấu chấm hết cho một chuỗi dài bi kịch cho cuộc đời của Micheal kể từ năm 1980.
Album nổi tiếng 1982 Thriller là một trong những thành công lẫy lừng trong mọi thời đại. Gần 50 triệu bản đã được bán sạch.Vào những ngày trước cái chết, Micheal đang cật lực tập dợt cho 50 show nhạc vĩ đại đánh dấu ngày ông trở lại sàn diễn và được dự định bắt đầu tại vận động trường O2 ở Luân Đôn ngày 13 tháng 7 , 2009.
Ngay khi cái chết của Micheal được loan báo, truyền hình MTV chuyển mọi chương trình nhạc và cho chiếu lại các chương trình nhạc trong đời ông. Các đài truyền thanh tại Hoa Kỳ truyền đi những bản nhạc top hits của Micheal. Hàng trăm dân ái mộ tậo trung trước bệnh viện UCLA. tại New York, tin Micheal qua đời được phát lên các màn hình khổng lồ và người hâm mộ nghẹn ngào thông báo cho bạn bè qua cell phone.
Giám đốc biên tập Tạp chí nhạc nổi tiếng Billboard, Bill Werde phát biểu, Tài năng của Micheal Jackson không ai so sánh được, thế giới vừa mất đi ngôi sao sáng nhất trong lịch sử âm nhạc. Ông đúng là ông Vua POP.
Nhà sản xuất album Thriller, Quincy Jones: Tôi vừa mất một phần linh hồn của tôi..

Micheal Jackson họp báo tại London thông báo chuyến lưu diễn dự định bắt đầu ngày 13 tháng 7, 2009. Getty Images

ANh Peter Carter, người đóng thế vai Micheal Jackson trong vở kịch Thriller. Getty Image

Người hâm mộ đặt gấu bông trước nhà Micheal ở khi còn ấu thơ tại Gary, Indiana. Tasos/Getty Image

Fan hâm mộ khóc sướt mướt tại Holywood ngày 25 tháng 6, 2009.Getty Images

Người hâm mộ đặt hoa tưởng niện tại ngôi sao Micheal trên đại lộ Holywood. Getty Images

Micheal Jackson năm 1969 trong ban nhạc Jackson 5.Getty Images
-----------------------------------------------------------------------------------------
SOURCE
Việt Tribune

Hữu Loan với tình yêu trong Màu tím hoa sim


Bài thơ Đồi tím hoa sim được hai nhạc sĩ phổ thành nhạc: Phạm Duy và Dũng Chinh. Bài của Dũng Chinh có tựa đề là “Những đồi hoa sim”, nhưng với điệu bolero (hơi bình dị). Tôi nghe bài của Dũng Chinh vài lần, nhưng nghe không vô. Còn ca khúc của Phạm Duy có tên là “Áo anh sứt chỉ đường tà”, là một trong những bài tủ tôi nghe nhạc. Tôi mê bài này từ thời còn là sinh viên vì giai điệu thay đổi liên tục một cách phong phú. Còn lời ca, tất nhiên là mang chất thơ, nhưng lại bi thảm. Hồi đó tôi thích đoạn contrast: “chiếc bình hoa ngày cưới nay thành chiếc bình hương”. Hồi đó, tôi có nghe sơ qua giai thoại về bài thơ Đồi tím hoa sim, nhưng không biết rõ. Bài viết sau đây đào sâu vào chi tiết về sự ra đời của bài thơ.
Từ Quốc lộ 1 đi vào thôn Vân Hoàn, xã Mai Lĩnh, huỵện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi nhà thơ Hữu Loan ở cách xa dễ đến gần chục cây số nhưng ai cũng biết nhà ông Tú Loan để chỉ đường. Đường xa, chúng tôi cứ theo hướng ngọn núi nhỏ mà đi. Giữa vùng đồng bằng tự nhiên hiện lên trơ trọi một ngọn núi nhỏ, đấy chính là nơi mà nhà thơ Hữu Loan từng nhiều năm làm nghề thồ đá nuôi 10 đứa con của mình.
Ở tuổi 92, thật ngạc nhiên khi ông vẫn còn khỏe mạnh, tự đi lại, gọt trái cây ăn hay tự rót rượu uống mà không đổ ra ngoài 1 giọt ,và..nói chung lại, ông vẫn còn khá minh mẫn.
Có những người trong đời làm đến hàng ngàn hàng vạn bài thơ được đăng trên nhiều báo nhưng chưa chắc ai còn nhớ nổi đến một câu thơ. Còn Hữu Loan thì với chỉ vài chục bài thơ, trong đó có bài Đèo Cả và đặc biệt là Màu tím hoa sim, cái tên Hữu Loan cùng bài thơ đã đi vào lòng người của biết bao thế hệ. Câu chuyện tôi muốn hỏi ông cũng xung quanh bài thơ Màu tím hoa sim, và ông cũng như chiều ý, trở về quá khứ của hơn nửa thế kỷ trước...
Cái ngày chàng trai Hữu Loan được ông bà kỹ sư Lê Đỗ Kỳ (vốn là Tổng Thanh tra Đông Dương của Bộ Canh Nông) mời về dạy học cho 3 người con trai là một ngày định mệnh. Ngày ấy ông 26 tuổi, ngay đêm đầu tiên ông đến, bà Kỳ đã hạ sinh một đứa con gái, cô bé ấy sau này mắt luôn mở to nhìn ông không dứt, đấy là cô em gái của cô Ninh, lúc đấy Lê Đỗ Thị Ninh mới 10 tuổi. Ông xem cô như em gái (“tôi yêu nàng như tình yêu em gái”) và cô cũng rất quý mến ông.
“Ngày đấy chúng tôi còn tắm chung với nhau trong thùng gỗ”. Sau một thời gian ông lên thi tú tài ở Hà Nội và đỗ hạng ưu, người Pháp muốn mời Hữu Loan vào làm thư ký ở Phủ Toàn quyền với lương rất cao nhưng do không thích Pháp nên Hữu Loan trở về Thanh Hóa dạy học. Cô Ninh ngày càng lớn và càng xinh đẹp, nết na. Mặc dù gia đình rất giàu, có tới 500 mẫu ruộng và gần năm chục người làm nhưng riêng quần áo của Hữu Loan cô không cho người làm đụng đến mà tự tay giặt ủi và xếp, cất vào tủ cho ông. Hữu Loan không biết rằng bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái xinh đẹp của bà tên Nga cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà chỉ muốn xuất gia đi tu nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình. “Lúc đấy có bao giờ tôi nghĩ chuyện tình yêu với Ninh, tôi hơn cô ấy đến 16 tuổi, lại xem cô ấy như em gái nuôi” – nhà thơ Hữu Loan nhớ lại.
Rồi ông đi bộ đội, làm Chính trị viên tiểu đoàn ở sư đoàn 304 của tướng Nguyễn Sơn, cùng đơn vị với ông có Quốc, là người anh em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc “giám sát” Hữu Loan để đề phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác. Hữu Loan vốn dáng người cao to, đẹp trai, nói chuỵện văn chương lại giỏi nên lúc này biết bao cô gái để ý, từ những họa sĩ Giáng Hương, nhà báo quân đội Thanh Thanh, rồi các người đẹp Thúy, Loan... Nhưng nghe Quốc nói vậy, Hữu Loan ngỡ ngàng, hình ảnh cô Ninh tràn ngập trong đầu ông. Quốc bảo với ông: “Gia đình bà Kỳ đã có ý tác thành Ninh cho anh từ lâu lắm rồi, anh không nhận lời là anh phụ lòng gia đình họ”. Thế là ông về thưa chuyện với ông bà Kỳ để xin cưới cô Ninh.
Đám cưới diễn ra rất đơn giản, là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên nên ông Kỳ cũng không muốn làm đám cưới rình rang, chỉ có ít bánh kẹo, mời dăm người khách. Câu thơ “ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới” vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ. Từ ngày cưới 16-2 đến ngày 29-5 là ngày cô Ninh mất là hơn 3 tháng, Hữu Loan tranh thủ về phép vài lần thăm vợ, xong lại vội vàng trở lên nơi đóng quân ở Triệu Linh.
Cô Ninh chết trong một trường hợp rất đáng tiếc: Trang trại làm một bến nước mới (còn gọi là bến Chuồng vì ở bên sông Chuồng) để người làm có chỗ tắm giặt. Đoạn này gần đổ ra biển nên nước chảy xiết. Buổi trưa bà Kỳ rủ cô Ninh ra tắm nhưng cô đã tắm buổi sáng nên mang quần áo ra giặt, không may trượt chân rơi xuống nước, bà mẹ quay lại chỉ thấy tóc con mình xấp xỏa trên mặt nước. Buổi trưa, người làm đi về nhà ăn cơm cả nên đến khi gọi được người ra mò thì không tìm được nữa. Mãi 3 ngày sau cô Ninh mới nổi lên không xa chỗ bến nước trong khi ở đây vốn nước chảy mạnh, có người nói do cô bị kẹt ở dưới đáy, có người bảo cô Ninh vương vấn gia đình nên không muốn đi xa... Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím!“Chiếc bình hoa ngày cưới / thành bình hương / tàn lạnh vây quanh”
Mãi khi Hữu Loan biết tin chạy về đến nơi thì mọi việc đã xong hết từ lâu, chỉ gặp bà mẹ ngồi khóc bên mộ con, chiếc bình ngày cưới nay được dùng để làm bình hương, chiếc bình hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh. Trước đây bàn thờ có một tấm ảnh cô Ninh chụp năm 10 tuổi, nhưng vào một đêm bão lớn, nước tràn từ mái nhà xuống bàn thờ đã phá hỏng tấm ảnh duy nhất đó.
Ba người anh của cô Ninh mà ông Hữu Loan đã dạy học và đựợc nhắc đến ở ngay đầu bài thơ lúc đấy đều xung phong đi bộ đội và đang ở chiến trường Đông Bắc, không hiểu thư từ đi lại khó khăn ra sao mà họ nhận được thư báo tin em gái mất, rồi ít lâu sau mới nhận được thư báo tin em gái lấy chồng. Ít ai biết được về ba người anh đấy, người anh cả Lê Đỗ Khôi là Chính ủy tiểu đoàn, hy sinh chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Đình Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, còn người anh thứ ba là Lê Đỗ An tức Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương.
Trở về doanh trại với nỗi đau xé lòng, Hữu Loan như người bị mất hồn. Đến một hôm, tất cả những nỗi đau đớn mất người vợ trẻ đã được Hữu Loan viết ra nhanh chóng chỉ trong có vài giờ, những câu thơ như đã được ghi khắc sẵn trong tim, cứ thế tuôn ra trên giấy, bài thơ khóc vợ của ông sau đó đã lan truyền nhanh chóng. Mãi đến những năm 1993, 1994, ông sửa lại bài thơ, thêm vào vài đoạn ở cuối:
Ai hátvô tình hay ác ý với nhauChiều hoang tímcó chiều hoang biếtChiều hoang tímtím thêm màu da diết. ..nhìn áo rách vaitôi hát trong màu hoa:'Áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh mất sớm. ..!Màu tím hoa sim tímTình tang lệ rớm. ..*Ráng vàng ma và sừng rúcđiệu quân hànhVang vọng chập chờntheo bóng những binh đoànbiền biệt hành binhvào thăm thẳm chiều hoang màu tím...*Tôi ví vọng về đâuTôi với vọng về đâu?- áo anh nát chỉ dù. .. lâu!
Gần 50 năm sau, lời thơ của ông vẫn như của ngày xưa. Phần thêm vào một thời cũng gây xôn xao, có những người thích phần thêm nhưng có người chỉ muốn bài thơ nguyên thủy đã ăn sâu vào tâm khảm. Hữu Loan giải thích rằng việc ông viết thêm chỉ để làm cho rõ thêm ý cuối bài.
Bài thơ đã được Phạm Duy phổ nhạc với tên gọi “Áo anh sứt chỉ đường tà”, còn Dũng Chinh cũng đã phổ nhạc thành bài “Những đồi hoa sim”. Dù với hai phong cách đối ngược nhau hoàn toàn, cả hai bản nhạc đều được rất đông người biết và hát. Khi tôi hỏi Hữu Loan rằng ông thích bài hát nào nhất trong số 2 bài trên thì ông chỉ im lặng, ánh mắt nhìn ra vườn, tưởng ông nghe không rõ, tôi phải hỏi lại đến lần thứ 2 ông mới đáp hững hờ: “Tôi không để ý chuyện người ta phổ nhạc thơ tôi”. Bà Nhu vợ ông giải thích: “Ông ấy không thích bài nào cả, vì khi phổ nhạc người ta đổi lời mất mấy đoạn rồi”.
Năm 1992 Hữu Loan đi một chuyến dối già, từ đó đến nay đã hơn 15 năm ông không bao giờ bước chân ra khỏi cổng nhà nữa. Mỗi ngày, ông ra chiếc võng trong vườn, nằm nhìn ngắm các cây cối xung quanh. Gần đây người con út của ông bắt đầu tìm cách sưu tầm lại các bài thơ còn thất lạc của ông, cũng có người đưa trả lại, nhưng đa phần do chính ông Hữu Loan nhớ ra và đọc lại. Không biết bao giờ tập thơ mới xuất bản và có kịp khi ông vẫn còn sống hay không, nhưng dẫu sao thì tên tuổi Hữu Loan cũng vẫn gắn chặt với Màu tím hoa sim, và bài thơ này cho đến nay vẫn được xem như một trong những bài thơ tình yêu hay nhất của thế kỷ 20.
* Nguyễn Văn Tuấn
(4:35 PM. Monday, August 4, 2008).
source
NGUOI VIET Online
pix-source
batkhuat

Điêu khắc gia Phạm Thế Trung tạc lại tượng nhà ngôn ngữ học Petrus Trương Vĩnh Ký


Điêu khắc gia Phạm Thế Trung tạc lại tượng nhà ngôn ngữ học Petrus Trương Vĩnh Ký tại hải ngoại
Hải Đăng
Ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua đúng 110 năm ( 1898 – 2008 ) kỷ niệm ngày Giỗ của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký, người đầu tiên có công rất lớn trong việc dùng chữ Quốc Ngữ qua địa hạt sáng tác văn học với hàng trăm tác phẩm giá trị mà người đã lưu lại cho hậu thế…
Năm 1898 Cụ mất đi để lại rất nhiều thưong tiếc, mãi đến sau này, một số trí thức miền Nam, trong đó có nhà cách nạng Trần Chánh Chiếu đã đứng ra vận đông và quyên góp khắp Nam Kỳ lục tỉnh để xây dựng Tượng Đài Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký trang trọng đặt ngay tại thủ đô Sài Gòn lúc bấy giờ. (góc công viên Thống Nhất cạnh nhà thờ Đức Bà)
Đến năm 1975 (…) mà những yêu cầu đó đã không được đáp lời!

Điêu khắc gia Phạm Thế Trung đang tạc lại Tượng Petrus Trương Vĩnh Ký. HẢI ĐĂNG
Tại hải ngoại ,trong cùng một ý nghĩa đó, để nhớ lại công ơn của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký , điêu khắc gia Phạm Thế Trung đã thu thập tài liệu, hình ảnh để tạc lại bức tượng toàn thân cao như người thật với quốc phục Việt Nam (áo dài khăn đống) tay cầm quyển sách chữ Quốc Ngữ, với bước đi thong dong của một kẻ sĩ miền Nam. Với hoài bão sẽ cùng với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có thể vận động để xây dựng lại tượng của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký nơi xứ người .Tượng Đài của Cụ là một biểu tượng Văn Hóa đã gắn bó với người dân miền Nam Việt Nam tự bao giờ… Hải Đăng
source
Viet Tribune

Nụ hôn thần chết


Nụ hôn thần chết
CAO THANH TÙNG - Việt Tribune
Nụ Hôn Thần Chết do xưởng Galaxy quay, HK Film phát hành (Việt Nam) tháng 12 năm 2007, được gởi tham dự Liên hoan Phim Quốc tế (VIFF 4, Mỹ) năm nay. Phim thành công Tết 2008: năm trăm ngàn vé (70 phần trăm khán giả Sài Gòn và 20 phần trăm khán giả Hà Nội).
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng mới vừa hoàn tất và phát hành thêm tập hai: Giải Cứu Thần Chết. Dấu ngoặc: Tác phẩm đầu tay của Nguyễn Quang Dũng là Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt, phim gởi tham dự VIFF 3 hai năm trước (có họa sĩ Trịnh Cung và nhà thơ Đỗ Trung Quân trong số các vai phụ, phim thể hiện một trại tâm thần mà bà giám đốc cũng ..tâm thần luôn). Nói tóm: Nguyễn Quang Dũng thuộc thế hệ những nhà làm phim trẻ, tốt nghiệp Đại học Điện ảnh và Sân khấu (Sài Gòn) năm 1999. Đạo diễn trong tuổi thiếu niên, rất giỏi bóng bàn. Lớn lên làm phim, hút thuốc như ống khói tàu. Giám đốc hình ảnh của Nụ Hôn Thần Chết nói thay anh về chủ đích trong nội dung Nụ Hôn..

Người Johnny Trí Nguyễn, phải, và Thanh Hằng trong một cảnh phim Nụ hôn thần chết.HOAHOCTRO.COM
Du (Johnny Nguyen) tham gia với cha anh (Diêm vương) làm Thần chết trong một cuộc thực tập, đi lùng một cô gái, hôn được cô là kể như cô.. ngủm. Mặc đồ đen, đội mũ trùm đầu (mặt không vẽ hoằng huệnh) Thần chết chọn được một cô gái (Thanh Hằng) nói với cô rằng cô sẽ chết trong 3 hôm nữa. Cô gái nầy, nhảy nhót trong một quán ba, rượu như hũ chìm, thuốc lá như ống khói tàu, nhưng hay đi xem bói, có tài sân khấu, xài xen phôn, rất thương hành khách trên một xe đò đứt thắng đi Dốc Mơ và yêu mến các cô nhi trong một nhà trẻ có thánh giá trên nóc. Đó là một cô gái mồ côi lớn lên, yêu đời, bực bội vì mình bị Thần Chết theo dõi, hỡ ra là gọi xen phôn cho Công an, Sở Cứu hỏa (những cơ quan bảo vệ dân lành). Đương nhiên, chỉ có cô là trông thấy được Thần chết (đẹp trai) vì những kẻ mà sự chết không chọn mình thì được tiếp tục sống, không thấy được ông thần nầy.
Người sống và kẻ chết đầy quyền uy có mâu thuẩn tuyệt đối? Sự tương phản sống chết có, sau đó, biến thành tương phản giữa những thần chết với nhau? Để cứu cho một người đẹp tiếp tục sống? Để dạy cho những thần chết khác một bài học về sự sống (đẹp lắm), vì những ông thần trùm đầu, tay cầm phảng nầy chưa hề sống?
Trả lời khán giả trong buổi chiếu phim hội luận (10 tháng Tư) giám đốc hình ảnh của phim nói thay cho đạo diễn rằng quan điểm chính của tác giả (vừa biên kịch vừa đạo diễn) là: Tình yêu mạnh hơn cái chết. Thể hiện quan điểm thường nghe ấy (dễ sa vào chỗ lâm ly, bi đát – nghĩa là Xến) Nguyễn quang Dũng đã chọn thủ thuật Hài.
Nụ Hôn Thần Chết là một phim hài. Tính chất hài nầy lại xây dựng trên bi kịch của Shakespeare (Romeo and Juliet) với bài hát quen thuộc “A Time For Us” (trong phim của Franco Zeffirelli quay năm 1968) , ôm hôn Thần chết theo kiểu Tây phương (có khán giả góp ý: Việt Nam không có làm thế), nhiều xảo thuật, đáp ứng được nhu cầu khán giả trong nước (Tết vui vẻ, phim có hậu). Tính chất hài khiến khán giả lăn ra cười gồm cả sự chết và những quyền lực siêu nhiên, như “thần chết mà cũng nhắn tin bằng xen phôn!”, “tôi mê kung-phu rồi nghen..”, “bọn thiên thần yếu đuối, tối ngày chỉ triết lý” lẫn những quyền lực không siêu nhiên: “đây là sở cứu hỏa, không phải chuyện chơi nghe”, “chết vì nhau – kịch thôi”, “không phải cái gì dân thấy, công an cũng thấy”.
Nụ Hôn Thần Chết còn là một phim phóng tưởng (fantasy) nên không thể lấy cặp mắt xem phim tả chân mà thưởng thức phim. Đời sống trong phim là.. bãi cỏ mọc um tùm và những con bướm bay, người đẹp trên lưng Thần chết đang cõng mình: “nơi nầy ngày xưa em ra chơi với chúng bạn”, sự đối đầu giữa cái chết và tôn giáo là một lô rần rần những thần chết tay cầm phảng, đầu trùm mũ đen (không bộ xương) đối đầu với giáo đường có cha xứ, thánh giá và đèn nến xung quanh dưới cơn nguyệt thực. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng còn hài hước cho đến độ trong một xen cuối, các trẻ em bên mộ người chết, nước mắt chảy tiếc thương người trẻ ra đi, màn ảnh ngay sau đó của ông: bảng chữ “Chọn lựa 2”. Ai muốn kết thúc kiểu khác, vui hơn, thì hãy xem đây..
Chúng ta tấm tắc với công lao và tài ba của đạo diễn với người cầm máy ở xen bên trong nhà trẻ mồ côi. Làm sao tập dượt và thu hình các vai phụ trẻ em và các vai chính hết sức tự nhiên, phát biểu ngây thơ và khôi hài? “Trẻ con là tương lai của thế giới”. Còn trẻ con mồ côi? Thường làm phim “chọc” cho người ta khóc, không khó. Chọc cho người ta cười: khó. Chọc cười không vô duyên: khó nhất. Ở trong một đất nước mà bên ngoài xã hội, ai cũng thủ thế, ai cũng lăm lăm, chỉ có nhà hát là nơi có thể có nụ cười!. Một tác giả, một tác phẩm mang tới nụ cười và tiếng cười khiến cho chúng ta ngưỡng mộ. Diễn viên Johnny Trí Nguyễn còn là diễn viên chính của “Dòng máu anh hung” (VIFF 3). Phim ấy, đạo diễn Charlie Nguyễn thành công, có nhiều khán giả trong nước. Trong phim nầy, Johnny có nét mặt, dáng vẻ không hợp với vai diễn một phim hài. Chúng ta có cảm tưởng, vai hài hước thành công nhất chính là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Ông không đóng phim, nhưng ông đã viết và đã chọn hai vai phụ công an, quay cảnh hai vai nầy ra về, phát biểu: “không phải dân thấy cái gì, công an cũng thấy”.
Thấy ma! Chỉ có kẻ sắp thành ma mới thấy được. (CTT)
Đạo Diễn:Nguyễn Quang DũngDiễn viên:Thanh Hằng, Johnny Trí Nguyen93 phút.Lượng giá:
source
Việt Tribune