Monday 16 November 2009

Kể chuyện đường xa: Từ Đài Loan tới Nam Hàn (10)


Cập nhật lúc: 10/21/2009 5:09:20 PM


Tác giả Nguyễn Hồng Anh trước cổng Namdaemum bị đốt cháy, đang được rào để xây lại

Nửa ngày thứ nhất ở Seoul, chúng tôi đã đi tham quan khu phố đa văn Itaewon. Bạn sẽ hỏi tôi sau đó đi thăm cái gì?

Cái gì đó phải là cái làm cho tôi biết tới nhiều nhất trước khi đến Seoul, tức là biểu tượng của thành phố đó. Như tháp Eiffel của Paris, Tượng Nữ Thần Tự Do của Nữu Ước, Tử Cấm Thành của Bắc Kinh hay Nhà Hát Con Sò ở Sydney.

Tôi hầu như không biết gì về các di tích lịch sử của Nam Hàn cho đến tháng 2 năm 2008 khi Namdaemun (nam đại môn hay đại nam môn, tức cổng lớn ở phía nam) bị một ông già 69 tuổi đốt vì bất mãn với chính quyền. Vụ này xảy ra khoảng nửa tháng trước khi Tổng thống Roh Moo Hyun mãn nhiệm (điềm xấu chăng? 15 tháng sau, ông cựu Tổng thống Roh nhảy xuống núi tự tử).

Chính quyền và các cơ quan chữa lửa đã bị chỉ trích vì chậm trễ và kém hữu hiệu trong việc dập tắt ngọn lửa kéo dài trong 5 tiếng đồng hồ đã tàn phá hầu như toàn bộ một di tích lịch sử lâu đời nhất của nước Đại Hàn được xây dựng cách đây hơn 600 năm dưới thời vua Thái Tổ của triều đại Triều Tiên (Teajo of Joseon).

Nhiều người Đại Hàn sửng sốt, khóc như cha mẹ họ chết khi nghe và thấy Namdaemun bị cháy. Họ tức giận vì cơ quan chữa lửa làm việc tắc trách, tưởng dập tắt được ngọn lửa vào buổi chiều nhưng không ngờ lửa còn úng bên trong, đến khuya bùng phát dữ dội khiến mấy trăm nhân viên cứu hỏa chẳng làm gì được. Viên chức coi sóc di sản văn hóa ở Nam Hàn nhận trách nhiệm và xin từ chức.

Phải tới Namdaemun để xem bây giờ cái cổng này ra sao! Bởi vậy, qua buổi sáng hôm sau, chúng tôi tự mò mẫm lên di tích lịch sử này để tham quan, và cũng đi bằng phương tiện xe điện Subway.

Từ trái: hình chụp Namdaemun vào các năm 1888, 1905, 1929, 2006 và bị cháy năm 2008

Ấn tượng đầu tiên về người Đại Hàn

Nhìn bản đồ, tôi chỉ biết rằng cổng Namdaemun Gate hay chợ Namdaemun Market gì đó nằm giữa ga Seoul Station và ga City Hall Station. Một phụ nữ trẻ và đẹp --dù chưa bằng các diễn viên trong “phim tập Hàn Quốc”-- nói được tiếng Anh thấy vợ chồng chúng tôi loay hoay trước máy bán vé tự động bèn tới giúp.

Khác với những lần trước mua vé đi trong thành phố chỉ 1,000 won, lần này lên tới 1,500 won. Cô gái giải thích nhưng tôi không hiểu.

Cô bảo chúng tôi lên tới trạm Seoul thì lấy xe đường số 4, tới trạm số 425 còn có tên là Hoehyeon nhảy xuống, vì Namdaemum Market nằm trong khu vực trạm này. (Xin ghi ra một thí dụ về các trạm xe Subway như trạm 425: số 4 là Line 4, 25 là trạm số 25. Mỗi trạm ngoài cái tên, còn có số như trạm 425, rồi 424, 422 nếu bạn đi dần lên hướng bắc).

Tôi còn cẩn thận xin cô gái ghi tên trạm Hoehyeon lên trên miếng giấy để có gì tôi còn nhờ người đi đường giúp. Cô đọc cho tôi một lần cái tên Hoehyeon này nhưng sau đó tôi không cách nào đọc lại được vì cái tên hơi dài dễ tới 5 âm và khó đọc nên chỉ còn biết cầm tờ giấy đưa cho người ta xem khi nhờ vả.

Tới gần Seoul Station, tôi gợi chuyện với một cô gái trông có vẻ thân thiện, hỏi đường. Cô bảo nhảy xuống lấy xe đi Hoehyeon. Nhưng khi ra cửa để đổi xe, nhét vé vào máy, cửa không mở. Một người Đại Hàn thấy vậy bấm nút emergency và cửa mở. Ông ta chỉ chúng tôi tới quầy bán vé gần đó.

Tôi đưa vé cho người bán vé, cầm tờ giấy có ghi chữ Hoehyeon và nói tôi muốn tới trạm đó nhưng ông bán vé lấy cái vé và đưa cho tôi 500 won.

Tôi không chịu nhận tiền, đòi lại cái vé, nhưng ông ta cầm cái vé dấu sau lưng và chỉ tôi ra hướng có hai chữ tiếng Anh “Way Out”.

Bây giờ tôi mới hiểu việc mua vé 1,500 won là để phòng trường hợp mình đi xa quá quãng đường ấn định 1,000 won thì sẽ không gặp trở ngại khi đi ra cổng của trạm. Nếu đi chưa tới giá tiền đã mua, sẽ được trả lại như trường hợp của chúng tôi lúc này.

Thấy thiên hạ chung quanh nhìn hai bên nói hai thứ ngôn ngữ khác nhau và hầu như không hiểu ý nhau, tôi đành cầm 500 won mới được thối lại và nói với nhà tôi hoặc tiếp tục mua một cái vé mới 1,000 won hoặc đi bộ tới Namdaemun Market vì chỉ còn một trạm xe, cao tay lắm mất chừng 15 đến 20 phút đi bộ, lại được dịp ngắm thành phố. Nhưng khi ra bên ngoài, tôi không biết sẽ đi hướng nào, vì nếu đi lộn hướng thì sẽ mất thời gian và mệt.

Thấy một thanh niên ngoài 20 tuổi mang kiếng cận thị đi với một cô gái, tôi chận họ và hỏi đường tới Namdaemun. Anh thanh niên chỉ cho tôi chiếc xe bus, nhưng tôi nói tôi không biết mua vé như thế nào, vả lại muốn đi bộ để xem thắng cảnh vì tôi là du khách và rất muốn vừa đi vừa ngắm cảnh đẹp của đất nước này.

Nghe vậy, anh ta bảo hãy cùng đi bộ với anh tới đó. Trò chuyện dọc đường, thấy cặp thanh niên này trắng trẻo, cao ráo và hiếu khách, tôi nói chúng tôi thường xem “phim tập Hàn Quốc” và thấy hai anh chị cũng đẹp như các tài tử trong phim vậy. Cô gái tỏ ra bẽn lẽn nhưng tôi không biết cô có hiểu không vì cô không nói chuyện trong khi anh thanh niên cười, nói anh không nghĩ vậy.

Tôi hỏi có phải anh đang còn đi học không nhưng anh bảo đang làm việc part time. Chúng tôi đi qua những cơ sở lớn như tháp Shinsegae là một department store nổi tiếng của thành phố mà sau đó chúng tôi có lên xem để coi trung tâm bách hóa này đẹp như thế nào.

Đến khu vực sầm uất với bảng hiệu ngộp mắt, anh thanh niên bảo chúng tôi đấy là cái chợ mà chúng tôi muốn đến. Tôi đã thấy hai chữ Namdaemun Market, chúng tôi chia tay. Tôi không biết cặp thanh niên này tiện đường cùng đi với chúng tôi hay thật sự họ đã bỏ công chỉ đường. Vì thế, qua ngày thứ hai và được chỉ đường tận tình như thế, tôi thật sự yêu thích đất nước này, nghĩ rằng những ngày du lịch ở đây sẽ lý thú như ở Nhật Bản cách đây hai năm.

Hai người chưa tới 5 đô: cảnh đứng ăn trên đường đi trong chợ Namdaemun

Từ Namdaemun...

À a! Định đi xem cổng, cái cổng bị cháy nhưng bây giờ lại được xem cái chợ: Namdaemun Market. Tôi có đọc đâu đó nói chợ Namdaemun rất lớn, nổi tiếng sinh hoạt 24 giờ trong ngày (lại một New York không bao giờ ngủ), đã có từ hàng chục năm hay hàng thế kỷ gì đó. Chúng tôi thức dậy trễ, mất thời gian kiếm đường nên đã gần hai giờ chiều mà chưa có gì trong bụng ngoài ly cà phê ở khách sạn.

Thấy sinh hoạt ở chợ này giống chợ Bến Thành tại Sài Gòn ngày xưa, tôi bảo nhà tôi cứ đi thêm vài đoạn trong khu vực này kiếm gì ăn dọc đường kiểu du khách ba-lô, khỏi cần vào trong tiệm hay các nhà hàng.

Thế là chúng tôi đã ăn ở những quán vỉa hè như từng thấy trong phim Đại Hàn. Trời nắng chang chang, tôi thấy có những ông, bà đứng cạnh những sạp bán thức ăn giữa rừng người chen chúc, vừa húp những tô mì vừa lấy giấy tissue treo trên mái sạp chùi mồ hôi nhễ nhại trên mặt. Trời Seoul đang mùa xuân nhưng ban ngày trời nắng và khá nóng, buổi tối có vài đêm rất lạnh phải mang áo ấm.

Tôi và nhà tôi hòa nhập với đám đông người địa phương, hưởng cái thú vừa đứng giữa đường vừa ăn những xâu thịt luộc hâm nóng trên nồi nước khói nghi ngút hay húp một tô mì Đại Hàn lần đầu tiên trên xứ này. Bạn đoán thử tốn bao nhiêu? 4,000 won, chỉ hơn $4 Úc kim.

Namdaemun Market -nằm sát Namdaemun Gate- tuy chiếm một diện tích lớn, vài block của khu phố, nhưng do xây từ lâu nên đường sá trong chợ rất hẹp, chỉ dành cho người đi bộ, thỉnh thoảng có vài con đường xe nhỏ vào được, nhưng chủ yếu xe chuyên chở của các cửa tiệm, sạp hàng.

Chợ này là chợ bán lẻ lớn nhất ở thành phố Seoul, là nơi thu hút du khách ngoại quốc, nhưng phần lớn khách hàng vẫn là người Đại Hàn.

Giống chợ Bến Thành hay chợ Tân Bình, Namdaemun Market chủ yếu bán áo quần với giá sỉ và những thứ khác như giày dép, dù, vớ, ví và những đồ lưu niệm. Những người ở các thành phố khác đến đây mua hàng và đem về bán ở các tỉnh lẻ. Các tiệm lớn ở ngoài mặt đường cái bán những đồ cao cấp như máy ảnh.

Một con đường tiêu biểu bên trong chợ Namdaemun

Namdaemun (Nam Đại Môn) trước đây có tên Sungnyemun là một cái cổng lịch sử nằm giữa lòng kinh đô Hanyang (Hán Thành). Ngày xưa, vài năm sau khi lên ngôi, vua Thái Tổ đã cho xây cung điện Gyeongbokgung ở phía bắc thành phố dựa lưng vào núi phía bắc đồng thời xây thành quách bọc kinh đô đến gần ngọn núi ở phía nam (Namsan) nơi hiện có tháp viễn thông Seoul Tower.

Theo các tài liệu, năm 1395, vua Thái Tổ cho xây một cái cổng ở phía nam của kinh đô và đặt tên Sùng Lễ Môn (Sungnyenmun), có nghĩa là nơi tổ chức lễ hội, nơi tiếp đón các quan khách ngoại quốc khi họ đến viếng kinh đô. Ngày nay, cổng này được biết với cái tên quen thuộc là Nam Đại Môn.

Cổng hai tầng này được làm bằng đá và gỗ, mái ngói cong như mái chùa, có hình dáng giống cổng vào Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay Cổng Ngọ Môn ở cố đô Huế, quê nhà của người viết.

Công trình này được hoàn tất vào năm 1398. Năm 1447, Namdaemun được xây lại và trải qua mấy trăm năm đã được trùng tu nhiều lần do hỏa hoạn hay chiến tranh gây nên.

Thời gian Nhật chiếm đóng Triều Tiên, các bức tường thành quanh kinh đô được phá bỏ để có thể mở rộng đường xá, giao thông dễ dàng. Cổng phía tây (Seodaemon, Tây Đại Môn) cũng bị phá luôn, chỉ còn hai cổng phía nam và phía đông. Tôi có nghe còn có một cổng phía bắc gọi là Bukdaemun, nhưng không biết nằm ở đâu và hiện còn tồn tại hay không.

Riêng Namdaemun Gate trong ngày chúng tôi đến xem chỉ còn là bãi đất trống. Di tích tồn tại trong 6 thế kỷ qua chỉ còn là một số đá vụn. Người ta dựng một bức tường cao, bọc quanh cái cổng cũ vốn như cái bùng binh của trục giao thông (thật ra xe chỉ chạy quanh khoảng ba mặt, còn một mặt chỉ đi bộ). Trên bức tường cao đó, người ta vẽ vài bức hình cái cổng cũ khiến từ xa, bạn có thể lầm tưởng đó là cổng thật. Nhưng sẽ không lạ khi bạn thấy trong hình chụp nào đó, chỉ ở một góc cạnh mà có tới hai cái cổng Namdaemun!

Trong khi nhà tôi đi vòng vòng trong chợ Namdaemun, tôi đi quanh cổng (giả) Namdaemun để quan sát. Nhờ vậy, tôi được xem những tấm hình phóng lớn cổng Namdaemun chụp vào các năm như:

- 1888: hình đen trắng, quanh cổng có những căn nhà gỗ lụp xụp mái tranh.

- 1905: sát cổng có những nhà mái ngói và một đường rầy xe lửa chạy ngay giữa lòng cổng.

- 1929: cổng được tu bổ trông khang trang, không còn nhà cửa nằm sát cổng, đường rầy xe lửa không còn, những sĩ quan Nhật đi lại trước cổng trên con đường lát gạch hay xây xi măng.

- Một số hình đen trắng của những năm sau đó cho thấy cổng Namdaemun được bảo trì đúng mức, được ngăn lại bởi một bức tường đá vòng tròn để bảo vệ di tích này.

Năm 1962, chính phủ đã liệt Namdaemun vào di sản văn hóa (National Treasure) đầu tiên của Nam Hàn.

Vậy mà chỉ vì một ông già nổi khùng mà một di tích văn hóa lâu đời nằm giữa lòng thủ đô trở thành bình địa.

Tân Tổng thống Lee Myung-bak khi vừa lên nhậm chức sau vụ đốt phá đã tuyên bố sẽ xây dựng lại cổng Namdaemun nhưng không phải lấy tiền từ công quỹ mà sẽ lập ủy ban vận động để quyên góp từ các tư nhân, dân chúng. Tổng thống Lee quan niệm đây là di sản của dân do đó cần sự đóng góp trực tiếp của dân, nhất là nhân dân thành phố Seoul.

Dự trù sẽ mất 3 năm mới xây xong với chi phí $14 triệu đô la. Khi chúng tôi tới xem, đang thấy công tác ủi và san bằng đất. Cũng giống cung điện nổi tiếng Gyeongbokgung của triều đại Triều Tiên được xây vào năm 1395, từng bị cháy và được trùng tu lại, có thể còn đẹp hơn cung điện gốc thủa xưa mà chúng tôi đã có dịp viếng trong chuyến Hàn du này, tôi nghĩ Namdaemun sẽ tái sinh.

Người Đại Hàn rất quý trọng các di tích văn hóa của họ. Họ có lòng và có tiền. Vì vậy, đến thăm viếng thủ đô của người Đại Hàn, chúng ta có rất nhiều thứ để chiêm ngắm, chỉ sợ không có đủ thì giờ mà đi xem.

Tác giả trước cổng Dongdaemun (Đông Đại Môn)

... đến Dongdaemun

Đến khi đặt chân tới Seoul, tôi mới biết ngoài Namdaemun, còn có Dongdaemun Gate và Dongdaemun Market.

Dongdaemun (Đông Đại Môn hay cổng phía đông) cách Namdaemun chừng 2.5 cây số đường chim bay, và dĩ nhiên nằm ở phía đông thành phố.

Phải tới Đông Đại Môn cho đủ bộ! Nhưng chúng tôi đi trong một ngày khác.

Nhìn bản đồ thấy cổng phía đông nằm trong quận Jongno-gu, từ khách sạn chúng tôi đi xe tuyến đường số 5 tới trạm Singil và đổi tuyến đường số 1 đi một lèo lên tận cổng Dongdaemun, mất khoảng 45 phút.

Bước ra khỏi ga xe điện là thấy lưng của cái cổng. Chúng tôi đến gần xem bản hướng dẫn và được biết cổng phía đông này được xây vào năm 1397, được trùng tu vào năm 1453 và kiến trúc đang có hiện nay được xây vào năm 1869.

Cũng từa tựa Namdaemun, Dongdaemun là một tường đá cao, có cửa chính vòng cung. Trên tường đá cao này là đài quan sát bằng gỗ hai tầng, mái ngói. Cửa cổng khóa nên chúng tôi không có dịp lên quan sát, do đó chúng tôi băng qua đường để tham quan khu chợ được gọi là Dongdaemun Market.

Nhưng hoàn toàn khác biệt với chợ Namdaemun, chợ Dongdaemun là một khu phố tân thời với nhiều cao ốc, dưới hầm cũng có những khu bán đủ thứ.

Chúng tôi đi vài vòng ở nơi được gọi là lý tưởng cho du khách nhưng chẳng thấy gì hấp dẫn bởi các mặt hàng không quá sang như ở trung tâm phố mà cũng chẳng bình dân như khu chợ cũ Namdaemun. Do đó, tôi đề nghị với nhà tôi dùng buổi tham quan này đi bộ từ Dongdaemun về trung tâm phố (City Hall Station) để ngắm phố xá.

Lại ăn đứng tại một sạp dọc đường trên một đại lộ ở Seoul

Bạn có thể tưởng tượng giữa trời nắng đi bộ hàng cây số trên đường phố xa lạ để chỉ ngắm phố không mà thôi? Dù có lúc mệt lả vì nắng, vì mỏi chân, nhưng tham quan xứ lạ phải vậy thì mới hứng thú, như những du khách tây ba-lô. Đó là kinh nghiệm du lịch của tôi trong hai chục năm vừa qua.

Nghe kể vậy chắc bạn không còn dám đi ngắm cảnh với tôi nữa đâu! Nhưng bạn nên biết –nói nhỏ thôi nhé-- tuổi tôi cũng đã gần sáu bó rồi đấy. Sau khoảng hai tiếng lội bộ và có lúc cũng chẳng biết mình đang ở nơi mô, nhà tôi đã bắt đầu thấm mệt, giống lần chúng tôi cuốc bộ giữa trưa dưới cái nóng 40 độ C từ ga xe lửa cố đô Kyoto lên chùa Kiyomizu ở Nhật cách đây 2 năm.

Cho nên, chúng tôi phải kiếm một trạm Subway gần nhất để đón xe điện ngầm về khách sạn chuẩn bị cho cái hẹn tối nay với ông Lý Hi Uyên, hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường, một trong những mục tiêu của chuyến du lịch lần này của chúng tôi (còn tiếp).

(TVTS 1216 - 15.7.2009)

******************** source TiVi Tuan San

Wednesday 11 November 2009

Ngọc Thái và phụ nữ miền sơn cước



Cập nhật lúc 9:53:51 AM - 22/07/2008

ngocthai_fairystream.jpgFairy Stream, ảnh: Ngọc Thái

Bài: Trần Công Nhung

Từ hồi nhỏ, tôi đã mê hình ảnh cô sơn nữ, nhưng chưa hề đặt chân lên miền sơn cước, chưa bao giờ thấy dung nhan cô sơn nữ.


Cho đến khi xa quê hương những năm tháng dài, lúc trở về mới có dịp gặp sơn nữ trên nương, sơn nữ bên suối, sơn nữ với bầu vú căng sữa đang cho con bú dưới ánh nắng mai, v.v. Nhưng vẫn chưa có một dịp may thật sự cận kề để chụp được tấm ảnh ưng ý. Bao nhiêu lần về Hòa Bình, qua Lai Châu mà chưa gặp dịp may, hoặc có cũng chỉ như mây bay gió thổi, chẳng bắt được gì (1). Anh em nhiếp ảnh trong nước, có thể nói sau 75 đã khai thác mảng đề tài này khá đậm, bao nhiêu huy chương quốc tế đã mang về cho làng ảnh VN. Tuy nhiên, với tôi cách nhìn người phụ nữ sắc tộc (2) của anh Ngọc Thái mới thật làm tôi thích thú như chính mình bắt gặp. Hôm nay, xin giới thiệu một vài tác phẩm của anh.

Trong bài trước, có đề cập tác phẩm “Fairy Stream”, tấm ảnh chụp 4 cô thiếu nữ Thái đang tắm suối sau buổi “đi nương” (đi làm rẫy) về. Người Thái vùng Sơn La có tập tục đi nương về là xuống suối tắm gội, họ tự nhiên như ở nhà. Váy vẫn quấn nhưng mình trần. Gái Thái cô nào cũng đầu tóc dài, nhìn kiểu búi tóc có thể biết họ có chồng hay chưa (3), không như người Kinh đeo nhẫn. Hình ảnh độc đáo khi gội đầu là hình ảnh hất ngược tóc ra sau, một cầu vòng nước bạc vung từ mặt suối ra sau. Hình ảnh chỉ có trong khoảnh khắc, hên xui chỉ mấy giây, chỉ một lần. Tác phẩm loại này hiếm khi được dàn dựng (set up), đấy cũng là lý do làm cho tác phẩm có một không hai. Trong “Fairy Stream”, nhiếp ảnh gia Ngọc Thái được cái may gặp 4 cô đang tắm trong ánh nắng chiều không còn gắt, hậu cảnh tối, tiền cảnh mặt nước dao động vẽ ra đường nét của một “cơn sóng ngầm” , nhưng sau lưng các cô là một vạt bóng mây trắng êm đềm. Nhân dáng mỗi cô một khác, hai cô đứng hai cô khom, đặc biệt cô trên “đường mạnh” đang hất ngược tóc cho nước tung lên. Bốn cô gái xếp theo hàng chéo góc, chia sắc độ của ảnh thành ba mảng một cách kỳ lạ. Ảnh đi từ động (mặt nước tiền cảnh 1/3), 1/3 dành cho sắc độ của bóng mây chiều yên bình tự tại (không bị tiền cảnh khuấy động), 1/3 tối dần dành cho hậu cảnh như báo hiệu kết thúc một ngày. Trong ảnh rõ ràng con người chiếm không bao nhiêu nhưng con người sống thực và mọi màu sắc đường nét chung quanh như chỉ để tôn vinh con người. Hình ảnh cho ta cảm xúc niềm vui của một ngày, hạnh phúc hồn nhiên chỉ tìm thấy nơi miền sơn cước.

Ngọc Thái còn nhấn mạnh thêm ở đây bằng cách bố cục thật chặt, không rác rến dư thừa chung quanh. Một tác phẩm độc đáo cách khách quan không xào nấu biến chế. “Fairy Stream” năm 2005 được giải Danh dự Vàng cuộc thi Môi trường về Nước của LHQ. Tạp chí Spotlight của Anh ký hợp đồng sử dụng 8 tháng. Tác phẩm này cũng được 1 trong 10 huy chương vàng FIAP tổ chứ 2 năm một lần.

“Fairy Stream” đã mang về cho anh cũng như cho giới nhiếp ảnh ở quê nhà niềm tự hào với bạn bè năm châu.

Trần Công nhung

5-2008

(1) Đọc bài Đi Hòa Bình QHQOK 2 in năm 2003

(2) Tôi tránh cách nói “phụ nữ dân tộc”, nó ngây ngô vô nghĩa. Độc giả trong nước cảm thông cho. Nếu người Mỹ cũng gọi những cộng đồng thiểu số là “người dân tộc’ thì rất buồn cười.

(3) Đọc Điện Biên Phủ QHQOK 4

Nhà sưu tập tranh... hai mặt


Cập nhật lúc 10:51:37 AM - 10/10/2008

fbi-picasso-tetedefemme-w.jpgTrong bài báo ngày 11.8.08, với nhan đề “Stolen Art Uncovered,” tờ New York Times giở lại hồ sơ về cái chết - ông qua đời vì đột quỵ tim - của một nhân vật kỳ bí ở New York, người nổi tiếng về trí nhớ, nhà khảo cứu thần đồng, người lúc nào cũng có một bức màn bí mật thân thế bao phủ, và chủ nhân một bộ sưu tập hơn 300 tác phẩm nghệ thuật...

[Bức “Cái đầu của người đàn bà” của Pablo Picasso, nguồn: FBI]


Nội dung bản tin có những chi tiết đáng chú ý như sau: Vào năm 2006, nhà chức trách tìm thấy một bộ sưu tập nghệ thuật, về số lượng lẫn giá trị nghệ thuật tương đương với một bảo tàng viện cỡ trung bình, trong một căn apartment ở New York City.

Nhưng trong bộ sưu tập nghệ thuật đó - bao gồm tác phẩm hội họa, điêu khắc, bản vẽ phác thảo - của những nghệ sĩ bậc thầy như Picasso, John Singleton Copley, Alberto Giacometti, Giorgio Morandi và Eugene Boudin, có một số - bị khám phá ra sau ngày chết của chủ nhân - là đồ ăn trộm. Chủ nhân bộ sưu tập này là một tên tuổi rất quen thuộc, nếu không muốn nói là nổi danh, tại New York City, tên là William M.V. Kingsland, qua đời tháng 4, 2006 ở tuổi 62.

Lúc bộ sưu tập được tìm thấy, không ai nghĩ đó là đồ ăn trộm. Ông Kingsland không để lại di chúc cũng như không có ai nhận là thân nhân họ hàng hưởng gia tài nên thành phố New York đã mướn hai nhà đấu giá Christie's và Stair Galleries bán bộ sưu tập này. Nhưng sau đó, nhà Chrisitie's khám phá ra là một số tác phẩm đã bị đánh cắp từ thập niên 1960 và 1970. Nhà Stair Galleries đã bán được vài tác phẩm và một trong những người mua, một nhà sưu tập tranh, khám phá ra họ đã mua đồ ăn cắp. Cả hai nhà đấu giá đều báo cáo sự việc cho ông Jim Wynne, một nhân viên đặc biệt trong đơn vị chống ăn cắp nghệ thuật “Art Crime Team” của FBI.

Công việc của FBI là tìm ra người chủ hợp pháp của những tác phẩm bị đánh cắp để trả lại. Hai phần ba bộ sưu tập đã có người đến nhận, chỉ còn khoảng trên 100 tác phẩm vẫn còn chờ châu về hợp phố, được chụp hình đưa lên các “website” của FBI hay của một số tờ báo để may ra có chủ nhân nào xuất hiện trình giấy tờ tài liệu chứng minh lãnh về.

fbi-langley-rivercows-w.jpgNgười hai mặt

Nhân vật trọng tâm và kỳ thú nhất trong vụ này không ai khác hơn là William M.V. Kingsland, được một bài báo của tờ New York Time số ra ngày 13.4.2006 cho biết lai lịch và đời sống của ông như một bộ tiểu thuyết đầy tính chất kỳ bí và thần thoại. Bài này viết vào thời điểm chưa ai biết sự thật về bộ sưu tập, nên mang nội dung ca ngợi con người và cuộc đời của Kingsland như là một dân New York ngoại hạng.

[Bức “Đàn bò bên dòng sông” của William Langley, nguồn: FBI]

Thiên hạ mệnh danh cho ông là một bộ tự điển địa lý biết đi. Bài báo của ký giả Gary Shapiro viết mô tả Kingsland là một nhà khảo cứu thần đồng và là một nhà gia phả học kỳ tài. Một người bạn nối khố là Eliot Rowlands cho hay, Kingsland là một bộ sách lịch sử biết đi của khu thượng lưu phía đông New York Thượng.

Kingsland là một người rất bí mật. Ông có nhiều bạn thân nhưng rất ít người có cơ hội được vào căn chung cư của ông. Nói chuyện với bạn bè, ông thường đánh trống lảng mỗi khi bị hỏi về thân thế, lai lịch hay về gia đình. Lúc sanh tiền, Kingsland là một tay thổ địa New York City. Một thành viên của Ủy ban bảo tồn di tích lịch sử “Landmarks Committee of Community Board 8” gọi Kingsland là một cuốn tự điển địa lý biết đi. Không địa chỉ nào mà Kingsland không biết. Ông biết người nào đã từng sống ở đó, chuyện gì đã xảy ra. Tội ác, ngoại tình, gái bỏ nhà theo trai, Kingsland biết hết.

Với nụ cười mỉm bí hiểm, ông Kingsland là một nhân vật nổi bật trong thế giới những người bảo tồn lịch sử, những nhà trưng bày tranh, và những nhà bán đấu giá tại New York. Mùa đông, ông đội mũ beret, đeo khăn quàng. Mùa hè, ông đội mũ lưỡi trai nhựa làm ông nhìn giống như đầu con cá mập. Khoác cái áo phủ ngoài áo sơ mi trắng Oxford, Kingsland có một lối ăn mặc tự nhiên thoải mái.

Kingsland là người chiến đấu cho lối sống cũ không mệt mỏi. Theo tác giả Barnaby Conrad III, Kingsland như khó chịu vì thế kỷ 20 đã xảy ra. Một người trong giới đấu giá, lần đầu tiên gặp Kingsland vào thập niên 1970, cho hay, Kingsland có kiến thức gợi lên “bóng dáng một thế giới khác.”

Kingsland được ủy ban di tích lịch sử Landmarks Committee of Community Board 8 mướn làm ủy viên công vụ. Trong những phiên họp, Kingsland ngồi bắt chân chữ ngũ, ngả người ra sau và chỉ nghe. Những khi phát biểu, ông ta nói rất ít nhưng chắc như đinh đóng cột.

Tại một phiên họp của UB Landmarks, người ta đưa ra một tấm hình chụp một căn nhà chỉ còn vỏn vẹn cái cửa ra vào, theo lời một thành viên nhớ lại, thế mà Kingsland nói vanh vách cái địa chỉ đó là gì. Ông biết giá những căn nhà townhouse, bề ngoài những tòa nhà, kiểu tân trang do kỹ sư nào vẽ, thậm chí cả lịch sử thay đổi các cửa sổ tòa nhà ông cũng biết. Ông thu thập những vi phạm di tích lịch sử rồi báo cáo cho ủy ban.

Thành tích sáng chói của Kingsland là những chi tiết tuy vụn vặt nhưng chính xác về đời sống trong các tòa nhà Upper East Side qua nhiều thế hệ, được kể theo lối mô tả các nhân vật tiểu thuyết của Henry James hay Edith Wharton.

Ông Kingsland dùng cái tài mọn nhưng độc đáo đó để giúp cho các tổ chức. Trí nhớ tuyệt luân của Kingsland đã giúp rất nhiều cho việc gây quĩ bảo tồn Park Avenue. Chả là vì ông biết hết những người sẵn sàng bỏ tiền ra làm đẹp Park Avenue. Ông Kingsland biết tổ tiên của những người này, từng là cự phú trong ngành bia hay thép hay đã từng là người hùn hạp trong công ty dầu hỏa Oil Standard làm mưa làm gió một thời. Ông lôi những hậu duệ còn sống đó ra xin mở rộng hầu bao đóng góp làm đẹp Park Avenue. Không người nào lắc đầu nổi, chỉ vì danh giá dòng họ.

fbi-forain-lapianiste-w.jpgÔng Kingsland giúp ủy ban phục hồi Thánh đường Ba Ngôi Church of Holy Trinity tại phố East 88th Street bằng cách đi tìm các hậu duệ dòng họ Rhinelander. Ông cũng là tình nguyện viên cho văn phòng New York của học viện American Academy tại Rome.

[Bức “Nữ dương cầm thủ” của Jean Louis Forain, nguồn: FBI]

Với nghĩa trang New York Marble Cemetery, không ai có thể chối cãi công lao đóng góp to lớn của Kingsland khi ông thiết lập một bảng phả hệ giữa người trong trong mồ nổi với những hậu duệ còn sống. Một ủy viên ban quản trị nghĩa địa, bà Anne Brown, đã thiết lập gia phả cho nghĩa trang trong thế kỷ 19, rồi trao phần còn lại cho ông Kingsland làm nốt. Ông thiết lập gia phả những ngôi mộ có niên đại từ 1905 đến 1910. Ông vùi đầu trong thư viện New York Society Library và ghi kết quả lên hàng trăm tờ giấy vàng chi chít chữ. Rồi ông gửi những gia phả đầy đủ chi tiết này cho bà Brown. Sau này bà Brown kinh ngạc khi biết ông Kingsland đã phỏng vấn hàng ngàn người còn sống, chỉ ghi chép một bản rồi gửi hết cho bà, không giữ một bản sao nào cho mình. Nhưng đến khi thảo luận với bà, ông vẫn nhớ vanh vách. Khâm phục thiên tài trí nhớ của Kingsland, bà Brown dám tuyên bố rằng: “Nếu có hết tất cả tiền trên thế giới này, chúng tôi cũng không thể nào mướn một người làm được cái việc mà ông ấy đã làm.”

Kingsland có thể chặn bạn bè đang đi ngoài hè phố và nói chuyện suốt ngày không hết chuyện. Kingsland có thú vui đích thân đem thư đến tận địa chỉ người nhận, không cần bưu điện. Là người có máu căn cơ, ông dùng lại các phong bì. Bạn thân thường nhận được những phong bì không có thư, nhưng có những mẩu báo cắt ra cho thấy ông đang nghĩ đến họ. Chẳng hạn, Kingsland gửi cho một người bạn đang sống tại Anh quốc một mẩu tin cắt ra từ tờ báo về cái chết của một phụ nữ tên Mrs. Going. Ông dí dỏm viết thêm: “Going, going, gone.” (Bà Going, đang đi (going), đã đi mất rồi)

Còn rất nhiều chuyện về nhân vật kỳ tài Kingsland vừa lập dị vừa thú vị. Ông cho biết cái tên lót viết tắt M.V. có nghĩa là Milliken Vanderbilt, khoe đã lập gia đình một lần, rằng cha mẹ ông sống tại Florida. Hiện không biết có thân nhân nào còn sống không. Một hậu duệ trực tiếp của ngài Ambrose Cornelius Kingsland, một thị trưởng New York hồi thế kỷ 19, là ông James Kingsland, cho hay, ông không tin William Kingsland có liên hệ gia phả họ hàng gì với ông.

Ông James Kingsland nói đúng. Sau khi ông William Kingsland chết lâu rồi, giới truyền thông mới khám phá ra ngay cái tên Kingsland cũng không phải là tên thật. Ông ta tên thật là Melvyn Kohn, những năm đầu đời cư ngụ ở Bronx, trước khi xin phép đổi tên thành Kingsland, vì ông ta cho cái tên này nghe văn chương hơn, giúp ông ta tiến thân trong xã hội thượng lưu ở Manhattan. Và ông đã suy nghĩ đúng khi đổi ra tên này.

Ông Kingsland để lại một ấn tượng tốt đẹp là lúc nào cũng tỏ ra nhiệt tình với bạn bè và những người được ông tình nguyện giúp việc.

Ở căn chung cư của Kingsland, bạn bè nhớ lại từ sàn nhà lên tới trần, ông Kingsland treo những tác phẩm mỹ thuật la liệt, có khi chồng lên nhau, mục đích không phải là trưng bày mà để không bị hư hỏng. Những kệ sách tranh chỗ của những tấm thảm cuốn, những món đồ lạ mắt, những đồ đồng và những bản thảo trong các hộp.

Không ai ngờ một người lắm tài và dễ thương như thế lại là một tên trộm nghệ thuật thành New York City.

fbi-traub-tablewall-w.jpgNghệ thuật đang chờ “châu về hợp phố”

Tháng 8, 2008, tờ New York Times loan tin rằng, hai năm sau cái chết của nhân vật kỳ tài lẫn kỳ bí William M.V. Kingsland, FBI vẫn còn đi tìm các chủ nhân hợp pháp những tác phẩm trong bộ sưu tập mỹ thuật trị giá bạc triệu. Xin nhắc lại, ông Kingsland không để lại di chúc và căn chung cư biến thành kho chất đầy những tác phẩm nghệ thuật, trong đó có một bức tượng bán thân của Giacometti được đánh giá từ $900,000 đến $1.2 triệu. Một bức họa nhỏ của Giorgio Morandi sau này bán được $600,000. Cả hai tác phẩm này được xác nhận bị mất cắp.

[Bức “Cái bàn và bức tường” của William Traub, nguồn: FBI]

Một số trong bộ sưu tập của ông Kingsland có vẻ như là của chính ông theo cái nghĩa pháp lý. Nhưng cơ quan điều tra liên bang FBI, sau khi lọc lựa phân loại kho tàng nghệ thuật có giá này, đã khám phá ra trong số hơn 300 tác phẩm tìm thấy trong căn chung cư của ông có những bức tranh ăn cắp là của Picasso, Copley, Fairfield Porter và Odilon Redon, những món khác có giá trị thương mại nhất thì cũng khó mà xác minh là của ông ta.

Có những chủ nhân là bảo tàng viện hay phòng trưng bày tranh, bị Kingsland ăn cắp, nay đã đóng cửa. Cho đến nay, còn 105 tác phẩm vẫn chưa biết sở hữu chủ thật là ai và hiện nằm trong tay nhà đấu giá Christie's giữ giùm. Giá trị của những tác phẩm này đang được nói đến là $2.4 triệu.

Nhà chức trách New York cho hay, nếu không có ai xuất hiện nhận chủ quyền những tác phẩm còn lại, họ sẽ tổ chức bán đấu giá tất cả. Tiền thu được sẽ sung vào quĩ tài sản Kingsland. Đến nay, tưởng ông ta không còn ai là thân nhân, đã có 4 người bà con và một người chú xuất hiện tự nhận là người thừa hưởng gia tài của ông Kingsland.

Chúng ta lại phải chờ xem màn cuối của câu chuyện về một nhân vật sống hai bộ mặt kỳ tài và kỳ bí với bộ sưu tập ăn cắp vô tiền khoáng hậu sẽ kết thúc ra sao trước khi đi vào lịch sử thành phố New York City?

Có thể gọi ông Kingsland là con người hai mặt mà thế giới muôn màu muôn vẻ thành New York City sản sinh ra.

****************

source

Vien Dong Daily News



Duyên dáng trong nhiếp ảnh



Cập nhật lúc 4:59:53 PM - 19/01/2009

Bài và ảnh: Thái Minh Trung, M.D.

LTS: Vào ngày thứ Bảy, 24 tháng Giêng 2009, Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Ảnh sẽ tổ chức một buổi triển lãm nhiếp ảnh lúc 10 giờ sáng tại thiền viện Sùng Nghiêm, 11561 Magnolia Street, Garden Grove, CA 92841, (714) 323 3002. Xin mời quý độc giả đến xem hình triển lãm.


Nhiều người hiểu lầm rằng khi ta có máy ảnh và ống kính tốt thì tự nhiên hình sẽ ra đẹp. Nhưng thật ra không hẳn như thế. Máy ảnh và ống kính tốt chỉ là những công cụ giúp hình rõ nét và có độ sáng đúng mức mà thôi. Đứa trẻ nào sanh ra cũng tập nói và tập đi được, lời nói và bước đi có thể ví như kỹ thuật của nhiếp ảnh. Mặc dù phát âm và đi đứng vững chắc nhưng không hẳn cái duyên dáng có sẵn trong tiếng nói hay bước chân. Nhiếp ảnh cũng thế, nếu muốn có tính chất nghệ thuật trong ảnh thì ta phải học hỏi và luyện tập những yếu tố tạo ra nghệ thuật trong bức ảnh. Cũng như duyên dáng là cái hồn của cơ thể, nghệ thuật là tình cảm và tinh thần của bức ảnh. Bức ảnh không có nghệ thuật làm người xem dễ chán và sẽ không thu hút được sự chú ý của họ.

duyen-dang-trong-nhiep-anh.jpg

[Một bức ảnh đẹp vì cho thấy ánh sáng]

Cái nhìn

Yếu tố quan trọng nhứt tạo ra một bức ảnh nghệ thuật là cái nhìn của nhiếp ảnh gia. Khi nói đến nhìn, không phải mở mắt ra là nhìn được. Đôi khi con mắt người ta mở trân trân mà không thấy.

Sự chú ý rất quan trọng trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Sự chú ý giúp nhiếp ảnh gia quan sát những diễn biến của đời sống chung quanh để có thể chụp ra một tấm hình tạo sự xúc động cho người thưởng thức. Hình nghệ thuật có thể ví như món ăn tinh thần đem lại sự tỉnh thức cho người xem. Ta có thể đi qua khung cảnh nào đó cả trăm lần đến độ nhàm chán. Nhưng khi nhiếp ảnh gia chụp cùng một khung cảnh ở một góc cạnh và ánh sáng nào đó, nó bất chợt trở nên khác lạ và có sự thu hút lạ thường. Bức ảnh nghệ thuật đó như một tiếng chuông xoáy vào tâm hồn người xem làm họ tỉnh thức và nhìn ra vẻ đẹp trong cuộc sống hàng ngày.

Muốn có cái nhìn duyên dáng của nghệ thuật, chúng ta phải cởi bỏ những ưu phiền khi cầm máy ảnh trên tay. Máy ảnh bây giờ trở nên một công cụ đưa ta sang một thế giới mầu nhiệm của ánh sáng. Một số người thích tụng kinh hay cầu nguyện để cho tâm hồn lắng dịu lại sau những bão táp của cuộc đời. Đối với nhiếp ảnh gia nghệ thuật thì những tấm hình nghệ thuật là những câu kinh kệ hay lời cầu nguyện tuyệt diệu đưa ta đến thế giới của chân, thiện và mỹ.

Ánh sáng và mầu sắc

Khi bạn biết nói chuyện với ánh sáng thì cả một chân trời mầu nhiệm sẽ mở ra trước mặt bạn. Ánh sáng rất quan trọng trong nhiếp ảnh. Ảnh ra tầm thường hay tuyệt mỹ là do bạn chọn lựa ánh sáng. Khi bạn tập dùng ngôn ngữ của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì đến một lúc nào đó bạn cảm thấy rất gần gũi với tính linh thiêng của tạo hóa. Lúc đó bạn kết hợp được ánh sáng tỉnh thức trong tâm với ánh sáng vô tận bên ngoài. Khi làm được như vậy thì những suy tư buồn phiền trở thành vô nghĩa trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Ánh sáng lúc nào cũng là một chủ đề làm cho con người quan tâm. Lúc tổ tiên ta còn ăn lông ở lỗ thì ánh sáng đồng nghĩa với sự sống. Có vô số nguy hiểm có thể xảy ra trong màn đêm. Có lẽ vì thế hoàng hôn lúc nào cũng gợi cho loài người một cảm giác buồn man mác. Có lẽ đâu đó còn phảng phất trong tâm tư nỗi lo âu mất mát khi đêm đến. Có phải vì thế mà khi ta bị căng thẳng trong cuộc sống thì tối lại bị mất ngủ vì màn đêm trong tiềm thức tượng trưng cho nguy hiểm chăng? Ta phải thức để canh chừng. Ngược lại khi mặt trời lên, mùa xuân đến, là những khoảng thời gian được coi là an toàn vì có nhiều ánh sáng, hoa quả và mùa màng dư thừa. Như bạn thấy đó, sự hiện diện của ánh sáng lúc nào cũng đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Sự hiện diện của ánh sáng còn đi đôi với màu sắc. Màu sắc cũng là dấu hiệu của sự sinh sản ở muôn loài, sinh vật lẫn thực vật. Vì thế ánh sáng và màu sắc có khả năng đem đến niềm vui và hy vọng trong tâm thức con người.

Khi người nghệ sĩ tập nói chuyện bằng ánh sáng và màu sắc thì niềm vui chung quanh họ sẽ vô tận. Chúng ta rất có phước sanh sống vào thời đại khoa học kỹ thuật trên đà phát triển. Lúc nào ánh sáng thiên nhiên hay nhân tạo cũng bao quanh ta. Vì thế mà những cơ hội chụp hình không bao giờ thiếu, từ sáng tới tối. Cái thiếu sót là do ta không biết nhìn ra và tận dụng những cơ hội này. Nếu tổ tiên ta mà được sống chỉ một giây phút trong xã hội ban đêm tràn đầy ánh sáng nhân tạo của thời nay thì chắc chắn là họ tin rằng họ đã đầu thai lên thiên đàng. Đa số chúng ta coi thường điều đó, vì thế mất cơ hội tận hưởng cái hạnh phúc do ánh sáng đưa đến. Ta còn cái phước nữa là ở thời đại này ta có máy ảnh digital, chụp ra coi liền lại được, không phải chờ chụp hết cuốn phim và đem ra tiệm rửa hình. Hình ra không như ý muốn, ta có thể điều chỉnh lại tức thời nên không bị bỏ lỡ cơ hội chụp. Với loại máy ảnh này, khả năng tiến bộ của ta sẽ vượt bực thế hệ trước trong nháy mắt.

Tâm hồn ta mở rộng thật nhiều khi tập nhìn ánh sáng. Ta tập thức dậy sớm để nhìn ánh mặt trời đầu tiên của một ngày mới. Ánh sáng đẹp nhất trong ngày là ánh sáng vài tiếng sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn. Những nhiếp ảnh gia kỳ cựu gọi thời điểm này là thời điểm vàng trong nhiếp ảnh. Đa số những ảnh phong cảnh thắng giải đều được chụp vào thời điểm này. Lúc này cảnh vật có màu sắc đậm đà rất đẹp.

Những phần tương phản sáng tối cũng rất mỹ thuật. Loại ánh sáng này làm giọt sương ban mai long lanh trên cọng cỏ non và làm những hàng dừa in bóng dài trên bãi biển vắng thơ mộng. Chỉ đợi vài tiếng sau, khi mặt trời lên cao thì sự mầu nhiệm của ánh sáng nghiêng dần dần biến mất. Đây là thời điểm khách du lịch cầm máy đi ra chụp hình. Những hình chụp vào trưa sẽ tạo ít ấn tượng nghệ thuật và màu sắc bị lợt lạt rất nhiều. Ánh sáng đầu tiên của ngày có thể ví như nụ cười e ấp của một thiếu nữ. Rồi khi mặt trời lên cao đến đỉnh trời thì nụ cười đó trở thành nụ cười chào hàng của cô tiếp viên, không còn duyên dáng dễ thương nữa.

Khi ta tập nhìn ánh sáng và màu sắc đẹp đẽ chung quanh thì dần dần những ý tưởng bi quan bị tan biến. Kiếp sống ta không còn hạn hẹp trong những ý muốn cá nhân không thành, tạo sự bực bội lẩn quẩn trong đầu ta. Ta có cái nhìn rộng hơn vì biết thưởng thức sự rộng lượng của thiên nhiên. Ánh sáng không ích kỷ, lúc nào cũng trao tặng người nghệ sĩ muôn vạn màu sắc tuyệt đẹp. Ánh sáng, khác với vật chất, lúc nào cũng vô tận. Có muôn người chụp mà không bao giờ hết. Càng nhiều người chụp thì ta càng có nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ánh sáng không hạn hẹp như tiền bạc, danh lợi và sắc đẹp, người này được khiến cho người kia mất. Người vui trên chiến thắng thì có kẻ đau khổ trong thất bại. Cho nên khi ta làm quen với ánh sáng thì tâm hồn ta sẽ nếm được sự đẹp đẻ, không lo nghĩ của tâm tĩnh lặng.

Những bức ảnh

Khi bạn làm quen với ánh sáng rồi thì những tấm hình không quan trọng. Thú vui của nhiếp ảnh gia nghệ sĩ là không ngừng sáng tác với ánh sáng vô tận. Tấm hình có thể đẹp, được nhiều người trầm trồ khen ngợi và có thể được trúng giải. Nhưng tấm hình không phải là sở đắc của nhiếp ảnh gia. Nó chỉ là một cửa sổ giúp cho người xem quên tức thời những buồn lo để đi vào thế giới huyền diệu của mỹ thuật. Bức ảnh chỉ là viên sỏi để lại cho đời, nhân đó mà có người tìm được con đường dẫn đến thế giới chân thiện và mỹ. Nếu bỏ viên sỏi đó vào đôi giày để làm tâm đắc thì nó chỉ làm ta đau chân chớ không có ích lợi gì. Khi ta chọn một tác phẩm làm tâm đắc và bực bội khi tác phẩm đó bị chê thì ta vô tình mở cửa cho trần thế vào làm ô nhiễm cái thế giới nhẹ nhàng của ánh sáng rồi. Điều quan trọng nhứt là bạn tập được sự đẹp đẽ trong tâm hồn mình để tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật khác nữa.


***********************

source

Vien Dong Daily News

Triển lãm hội hoạ “Những Điều Kỳ Diệu Nhỏ Bé”



Cập nhật lúc 1:41:46 PM - 16/01/2009

smallwonders-tranhnhac.jpg*Tác phẩm của Đinh Cường, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, Nguyên Khai, và Nguyễn Việt Hùng

*Giới thiệu buổi “Nhạc Chiều Cuối Năm” trong khung cảnh tranh đẹp


Triển lãm Hội Họa

Vào những ngày từ 22 đến 25 tháng Giêng năm 2009, nhóm họa sĩ quen thuộc với cộng đồng Little Saigon gồm Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, Nguyên Khai, và Nguyễn Việt Hùng, cùng họa sĩ Đinh Cường từ miền Đông Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc triển lãm tranh mừng Xuân hằng năm tại phòng sinh hoạt nhật báo Viễn Đông. Chủ đề năm nay đặt trọng tâm vào các tác phẩm có kích thước cỡ trung bình và cỡ nhỏ, và vì thế được đặt tên là “Small Wonders”, có thể hiểu như những điều kỳ diệu nhỏ bé. Những sáng tác có kích thước khiêm tốn sẽ đem lại nhiều điều lý thú cho khách thưởng ngoạn và tình cảm, tài năng đặc biệt của mỗi họa sĩ vẫn có thể nhận thấy được qua những sáng tác của họ.

Địa điểm: Phòng SH báo Viễn Đông, 14891 Moran St., Westminster, CA 92683

Thời gian: 22-25 tháng Giêng, 2009, từ 10 giờ sáng tới 6 giờ chiều

Tiếp tân khai mạc: Thứ Bảy 24 tháng Giêng, 2009, từ 2 giờ chiều

Buổi “Nhạc Chiều Cuối Năm”

Đặc biệt, một buổi nhạc có tên “Nhạc Chiều Cuối Năm” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối thứ Bảy 24 tháng 1, 2009 tức ngày 29 Tết với sự góp mặt của Bích Liên, Phạm Hà, Vương Lan, Như An, nhóm ca Sóng Xanh, Đan Tâm, Thế Hậu, nhóm ca Gió Núi, Kim Anh, Kim Liên, ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi, danh cầm Đỗ Đình Phương và dương cầm thủ Phương Lan. Vào cửa tự do.

Nhạc hay và tranh đẹp đi đôi với nhau để nâng cao tâm hồn người thưởng ngoạn.

Chân dung hội họa

Dưới đây là chân dung hội họa từng họa sĩ của buổi triển lãm:

Đinh Cường với tác phẩm “Đêm Thắp Nhang Ngoài Trời Mù Sương”, tranh sơn dầu, 24 x 30 inches, 2008.

1-Dinh-Cuong.jpg

Bố cục là một người thắp nhang đứng giữa khung trời xám vào cảnh đêm trăng tròn. Người đứng thẳng, không hẳn vào trung tâm của bức tranh, trong bầu không gian màu xám ngả xanh rất trầm mặc, kết hợp với những nét cạo sơn vừa vô tư như trẻ thơ, vừa điêu luyện của bậc thầy hội hoạ, những bệt màu xám trắng diễn tả khuôn mặt và đôi bàn tay chắp lại, giữ một thanh nhang đang cháy đỏ. Dáng người cao thanh và sắc độ không ồn ào của màu xám, có điều gì làm liên tưởng đến cách tạo hình của điêu khắc gia họa sĩ Giacometti.

Những đường nét cạo sơn, một lối nghệ thuật hoang dã “primitive” mà họa sĩ Dubuffet khởi xướng, và được các danh họa đương thời Cy Twombly và Antoni Taipes thăng hoa. Hội hoạ Đinh Cường đạt đến cao điểm về kỹ thuật và tư duy của nền hội hoạ Hiện Đại (Modern Art, vào đầu thế kỷ 20). Tác phẩm này đủ sức mạnh để thuyết phục được những khách xem tranh lão luyện. Đây là tác phẩm kết hợp tuyệt vời giữa tư tưởng Á Đông và kỹ thuật Tây phương. Một sáng tác có được tiêu chuẩn viện bảo tàng.

Nguyễn Đồng với tác phẩm “Ánh Lửa Trong Nhà”, tranh màu nước, 15 x 11 inches.

2-Nguyen-Dong.jpg

Tranh Nguyễn Đồng thường mang đến cho người xem một hoài niệm miền quê Việt Nam, nhất là miền Tây Nam bộ. Căn nhà lợp tranh ở vị thế giữa họa phẩm, với rừng dừa cao bao bọc sau nhà và bụi dừa nước thấp chặn đằng trước. Căn nhà ấm lên ngọn lửa khi hoàng hôn chậm đến. Những màu sắc bồi đắp lên nhau tạo hiệu quả sâu lắng và ấm áp của một buổi chiều. Khung cảnh rất thật và quen thuộc, nhưng thực tế thì khó mà tìm được khi thời gian đã xóa dần đi những vùng thôn quê dân dã. Có thể họa sĩ Nguyễn Đồng vẽ những gì rất thực, rất bình thường, và sẽ trở thành những gì thật cao xa, mất hút. Đó là loạt tranh về cảnh miền quê, hầu như không có hình ảnh con người, cho dù họa phẩm mang dấu vết dân gian như nhà tranh, cầu ván, ao cá…

Hình như họa sĩ Nguyễn Đồng yêu thích sự riêng tư cá nhân hơn là nhóm hội đông người. Hội hoạ Nguyễn Đồng mang âm hưởng của hội hoạ Paul Klee về màu sắc đầm thắm, tình cảm cô đọng, và nét tạo hình đơn giản.

Nguyễn Thị Hợp, “Mùa Xuân”, tranh màu nước, 12 x 12 inches, 2008.

3-Nguyen-Thi-Hop.jpg

Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp có nét vẽ nhẹ nhàng thanh thản trên tranh lụa, nhiều vùng nhạt trắng tạo khoảng không gian thoáng, nói lên nét tao nhã của hội họa Á đông. Bức tranh diễn tả thiếu nữ đang nằm, nhìn ngắm hoa Mai, hoa Đào trong bối cảnh không gian Việt Nam. Thiếu nữ vô tư để hở một bên ngực, ve vẩy tay quạt trong buổi trưa tươi mát mùa Xuân. Cho dù cách chọn lựa đề tài, nhân vật, sự sắp xếp cảnh trí của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp đều liên hệ đến Việt Nam nhưng tính hiện đại của nền hội hoạ Tây phương đã có dấu ấn nơi chị.

Hình như họa sĩ Henry Matisse với các tác phẩm “Thiếu Nữ Khỏa Thân” đã ngấm ngầm, tự nhiên và vô thức đi vào một số tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp. Đôi mắt đen đầy và cánh tay của thiếu nữ vắt ngang lên đầu từ các tác phẩm của họa sĩ Matisse, là nguồn cảm hứng cho nhiều họa sĩ Việt Nam, điển hình là tác phẩm “Thiếu Nữ bên Hoa Huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, và không ít những họa phẩm “Thiếu Nữ” của những họa sĩ thuộc nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ thành phố Sài Gòn năm nào đều có bố cục tương tự (Ngay cả họa sĩ Picasso cũng chịu ảnh hưởng từ dáng điệu thiếu nữ của họa sĩ Matisse qua tác phẩm “Nude in a Red Armchair - Khỏa thân trên Ghế Bành Đỏ”). Chính nét ẩn của chất hội hoạ Hiện Đại trong tranh họa sĩ Nguyễn Thị Hợp đã tạo nên sự yêu mến tranh chị từ giới sưu tập và thưởng lãm nền hội họa Việt Nam.

Nguyên Khai, “Ngựa”, tranh sơn dầu, 30 x 40 inches.

4-NguyenKhai.jpg

Ngựa là một trong những đề tài họa sĩ Nguyên Khai thường vẽ. Đối với người Việt, Ngựa không là thú vật thân quen, nhưng không ít họa sĩ Việt Nam vẽ hoặc tạo hình về đề tài này. Bởi thế đừng nghĩ họa sĩ Nguyên Khai có sự liên hệ mật thiết với giống thú này. Thật ra Ngựa mang nhiều đặc tính của sự lãng mạng, nhiều chất thi ca trong nền văn hóa Đông phương. Đàn ngựa phi tung vó, quây quần đùm bọc bên nhau, nhưng vẫn phóng khoáng tự do. Bức tranh Ngựa của Nguyên Khai gồm tám con, có lẽ là con số hên theo truyền thống Trung Hoa.

Họa sĩ Nguyên Khai không đặt nặng tư tưởng vào trong các tác phẩm của mình, điều họa sĩ thật sự bận tâm là bố cục và màu sắc. Những con ngựa trắng, màu trắng phủ lên các màu có trước tạo nên sắc độ ẩn hiện. Màu trắng là màu thành công của họa sĩ Nguyên Khai. Nguyên Khai là một trong những họa sĩ trụ cột của Hội Hoạ Sĩ Trẻ vào thập niên 1960 –1970, là nhóm họa sĩ mang nhiều ảnh hưởng của nền hội hoạ Hiện Đại Âu châu đầu thế kỷ 20, điển hình qua các danh họa Chagall, Paul Klee, Picasso,….

Nguyễn Việt Hùng, “Chân Dung Đá”, sơn acrylic trên đá, kích thước so sánh với đồng xu penny, 2008.

5-Nguyen-Viet-Hung.jpg

Họa sĩ Nguyễn Việt Hùng dựa vào những hình dạng có sẵn trên viên đá ở vùng biển gần nhà mà sáng tác theo ý tưởng của mình. Từ những lỗ hổng đây đó trên viên đá, đưa đến những đề nghị về hình thể khuôn mặt, hoặc vài bộ phận trên thân thể. Thiên nhiên là đấng sáng tạo vĩ đại, không có hai viên đá hoàn toàn giống nhau, và họa sĩ đã nương theo nguyên lý này để sáng tạo những tác phẩm độc nhất. Mỗi chân dung đá là một tác phẩm duy nhất trên thế gian này.

“Chân Dung Đá” của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng một phần chịu ảnh hưởng từ cách tạo hình của họa sĩ Picasso; những biến dạng hình thể đến tính chất dục cảm rất thô bạo. Hội hoạ Nguyễn Việt Hùng kết hợp nhiều tính chất của các hình thái nghệ thuật tạo hình, từ nghệ thuật truyền thống cổ xưa, đến cách tạo hình của hội hoạ Hậu Ấn Tượng (Cezanne, Van Gogh), hội hoạ Hiện Đại (Picasso, Dubuffet, Miro’), và hội hoạ Đương đại (Diebenkorn, Lucian Freud, David Hockney).

Trên đây là đôi lời giới thiệu đến bạn đọc, hy vọng khách yêu thích nghệ thuật sẽ viếng thăm phòng tranh của 5 họa sĩ Đinh Cường, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, Nguyên Khai, và Nguyễn Việt Hùng. Với những sắc thái rất đặc biệt của từng họa sĩ, những ai có lòng say mê hội hoạ, đều tìm được những cảm xúc thật sự qua cuộc triển lãm nầy.


*************************

source

Vien Dong Daily News

Đôi vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp - Nguyễn Đồng: “Công việc vẽ vời đưa chúng tôi lại gần nhau”



Cập nhật lúc 2:30:41 PM - 25/12/2008

Phụng Linh

Phải mất một thời gian chờ đợi khá lâu, chúng tôi mới gặp được đôi vợ chồng họa sĩ Nguyễn Đồng và Nguyễn Thị Hợp. Họ đang tất bật chuẩn bị tham dự một cuộc triển lãm khoảng đầu năm 2009 tới.


Ông bà còn tiết lộ, đang dốc thời gian làm việc cho cuộc triển lãm trù tính trong một tương lai gần kỷ niệm 40 năm ngày cưới của đôi vợ chồng họa sĩ tài danh. Bà Nguyễn Thị Hợp cho biết, tại cuộc triển lãm ở Houston sắp tới sẽ trưng bày khoảng 20 tấm tranh mang chủ đề thuộc về đề tài ưa thích lâu nay của bà: phụ nữ Việt Nam, mẹ con, các em thiếu nhi... Đó là thế mạnh của cây cọ nữ Nguyễn Thị Hợp. Còn họa sĩ Nguyễn Đồng, phu quân của bà, thì khá nổi tiếng tại Sài Gòn, nơi tranh của ông thường xuyên xuất hiện trong các cuộc triển lãm của nhóm họa sĩ, chung với Nguyễn Trung…

Hop-Dong-tai-xuong-ve-rieng.jpg

[Đôi vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng tại xưởng vẽ]

Viễn Đông: Thưa, ông bà có nhớ tổng số bức tranh đã hoàn thành trong thời gian qua?

Nguyễn Thị Hợp: Không nhớ hết nổi. Các cuộc triển lãm chung hầu như năm nào cũng có, với một nhóm từ 3 – 4 tới 10 người. Sau này chúng tôi thỉnh thoảng triển lãm tranh riêng của 2 người, tính ra khoảng 4-5 lần. Sau năm 1975, hầu như mỗi năm đều có triển lãm chung tại Âu châu. Ở tại đây, chúng tôi từng triển lãm tranh nhân kỷ niệm 30 năm ngày cưới tại trụ sở báo Viễn Đông bây giờ, cách nay 10 năm. Đáng lẽ năm nay chúng tôi triển lãm nhân kỷ niệm 40 năm nhưng chưa làm kịp, còn trong vòng dự tính. Cái chính là mình làm việc, chứ con số thì vẫn là con số thôi. Cuộc triển lãm gần đây nhất tổ chức tại Phân khoa Mỹ thuật đại học Minnesota. Tổng số tranh vẽ của hai chúng tôi hiện tại không biết bao nhiêu vì chưa làm thống kê nên không biết, nhưng so với các họa sĩ phương Tây thì không nhiều lắm đâu, mặc dù chúng tôi làm việc liên tục. Chúng tôi có điều giống nhau là vẽ chậm lắm. Vì không ưng ý, thường phải sửa hoài.

Viễn Đông: Cùng làm việc chung trong một môi trường nghệ thuật, cùng là họa sĩ, ông bà có giúp đỡ nhau trong việc sáng tác hay không?

Nguyễn Đồng: Chúng tôi làm việc riêng, giữ sự độc lập cần thiết của mỗi người, nhưng sau khi vẽ xong rồi thì người này góp ý cho người kia, phê bình lẫn nhau. Chúng tôi chuộng sự thẳng thắn đóng góp cho nhau để mỗi người khá hơn.

Viễn Đông: Thưa bà, điều thú vị ở chỗ ông là thầy giáo, đã tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn rồi ra dạy nhưng lại thích vẽ nhiều hơn và bước vào nghề sớm hơn bà, trong khi bà đã tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật năm 1964. Nghe nói ông bà quen nhau trong một cuộc triển lãm hội họa ở Sài Gòn. Có phải tình yêu nghệ thuật hội họa đã khiến ông bà gắn bó với nhau?

Nguyễn Thị Hợp: Lập gia đình cùng chung sống với nhau, tôi mới biết mình vẽ ít hơn anh. Anh khuyến khích mình trở lại vẽ, thay vì chỉ minh họa sách.

Viễn Đông: Bà đang dốc lòng cho cuộc triển lãm kỷ niệm 40 năm ngày cưới của hai ông bà?

Nguyễn Thị Hợp: Chúng tôi sẽ “trình làng” ít nhất 15 tấm mỗi người, tổng cộng cả hai có khoảng 30 tấm.

Viễn Đông: Công việc có bận rộn lắm không, thưa bà vì hiện nay bà còn đang là họa sĩ trình bày cho một nhật báo ở Nam California?

Nguyễn Thị Hợp: Thời giờ làm việc ở sở cộng với thời gian sáng tác hội họa quá nhiều, đôi khi cũng khiến tôi quên mất… gia đình. Đó là thiếu sót không thể phủ nhận. Nhưng nay thì tôi dành thời giờ cho gia đình nhiều hơn. Trước nay mỗi lần đi làm về rồi hùng hục vẽ, nhà cửa bề bộn. Tôi đang vẽ một bức chân dung theo yêu cầu của khách hàng và anh giúp tôi rất nhiều để hoàn thành bức tranh đặc biệt này.

Viễn Đông: Thưa ông, chúng tôi thấy có những bức vẽ ghi tên hai họa sĩ, công trình chung của hai người. Liệu rằng vẽ chung có làm mất đi tính cách riêng vốn có của mỗi họa sĩ hay không?

Nguyễn Đồng: Hồi còn độc thân, tôi có một cuộc triển lãm lần đầu tiên ở Sài Gòn, còn Hợp triển lãm đầu tiên ở Đài Loan. Năm 1968, chúng tôi làm lễ thành hôn. Thời gian độc thân thì không ai biết ai. Mãi cho đến khi cưới nhau rồi sang Đức, chúng tôi có toàn thời gian để vẽ, nên có cơ hội tham dự nhiều cuộc triển lãm ở Paris. Bức tranh của riêng từng người vẽ thì rất khác nhau. Với tác phẩm có tính chất nửa trang trí thì chúng tôi vẽ chung, thí dụ như loại tranh minh họa, ký tên Nguyễn Thị Hợp – Nguyễn Đồng. Những bức tranh chung đó có một phong thái lạ không riêng người nào. Lần triển lãm rồi ở Irvine College, chúng tôi triển lãm 3 phần, 2 phần riêng và 1 phần chung. Đó là loại tranh minh họa theo mẫu có sẵn, chúng tôi chỉ dựa theo đó mà phóng lớn. Tranh cọ để sẵn trong xưởng vẽ, ai rảnh thì cầm cọ lên…

Viễn Đông: Sở trường của hai ông bà có điểm nào trùng hợp không, thưa bà?

Nguyễn Thị Hợp: Anh thường vẽ toàn thể, cảnh vật, cảnh trí chung quanh vì anh chuyên về hoa lá, phong cảnh. Côn tôi chuyên vẽ người nhiều hơn cho nên chúng tôi hỗ trợ lẫn nhau rất nhịp nhàng, ăn ý. Đối với loại tranh mà một nửa mang tính cách trang trí thì có thể cùng lúc 4 – 5 người có thể cùng làm dựa vào một bản phác thảo đã đồng ý. Chúng tôi từng có những tác phẩm vẽ chung như thế.

Viễn Đông: Thưa ông, nhìn lại quãng thời gian hoạt động cho nghệ thuật hội họa đã qua, ông có hài lòng với công việc đã làm?

Nguyễn Đồng: Khó trả lời được rằng hài lòng hay không hài lòng. Tôi nghĩ, không ai có thể trở lại con đường đã qua. Nhưng có thể nói rằng khó có ai hài lòng với những gì mình đã làm. Cũng như người viết văn, nếu bạn đọc cho viết lại tác phẩm của mình thì họ có thể sửa hoài.

Viễn Đông: Bà có kinh nghiệm nào trong thời gian qua?

Nguyễn Thị Hợp: Tôi thích xem tranh của người khác để học hỏi và rút tỉa kinh nghiệm cho riêng mình. Hiện nay tôi có thời gian 1 năm ngưng làm việc ở tòa soạn để được yên ổn, dành toàn thời gian cho việc sáng tác, rất thú vị vì không phải sa vào thời gian vẽ một cách vội vã, hấp tấp.

Nguyen-Thi-Hop--Mua-Xuan-Tr.jpg

[Tác phẩm “Mùa Xuân” (tranh màu nước) của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp]

Viễn Đông: Tình hình suy thoái của nền kinh tế thị trường liệu có tác động đến đời sống vật chất cũng như hoạt động sáng tác của người họa sĩ không, thưa ông bà?

Nguyễn Thị Hợp: Tình hình kinh tế khó khăn cũng tác động một phần. Nhưng sự khó khăn đó chỉ có vẻ khởi đầu thôi, chưa biết sau này ra sao. Trước đây tôi từng chứng kiến một đợt suy thoái trầm trọng, ngân hàng xiết nhà cắm bảng đỏ đầy đường. Lúc mới từ Đức sang đây khoảng năm 1987, chúng tôi cũng vất vả lắm. Ở nhà nhờ, đi xe nhờ, đến nỗi con gái chúng tôi luôn miệng hỏi “hôm nay mình sẽ đi xe của ai, ở nhà ai?” Có lẽ hồi đó còn khó khăn hơn bây giờ, đối với riêng chúng tôi.

Viễn Đông: Ông bà có cách tìm cảm hứng cho mình?

Nguyễn Đồng: Chúng tôi thích đi đó đi đây, nhìn ngắm vạn vật thiên nhiên. Năm nào cũng đi, chúng tôi mới vừa đi Nhật về. Đi chơi là đi thôi chứ không nghĩ đến vẽ. Nhưng vì mình là người thích nghệ thuật, chuộng sự thưởng thức nghệ thuật nên rất siêng đi bảo tàng viện, đi xem các cuộc triển lãm lớn, nghe hòa nhạc… Đó là những nơi gây cảm hứng, nhất là khi đi nghe nhạc. Còn xem triển lãm thì chúng tôi học hỏi rất nhiều. Nghệ thuật cần coi trọng cái mới, những hình thức mới nhất của nghệ thuật, có điều là mình không bắt chước. Cái mới từ trong lòng mình ra thì là mới, còn từ những gì mình nhìn thấy thì đã cũ rồi.

Viễn Đông: Qua cách nói, chúng tôi đoán hình như ông hỗ trợ cho bà trong nghề nghiệp nhiều hơn, phải không thưa ông?

Nguyễn Đồng: Không biết được, mạnh ai nấy làm và chỉ giúp nhau thôi. Nếu không có người này hì người kia cũng làm, vì công việc từ trong lòng mình ra. Nhưng tôi nghĩ hai vợ chồng cùng ngành cũng có lợi vì có thể hỏi ý kiến của nhau, nếu không thì không biết hỏi ai.

Viễn Đông: Có khi nào ý kiến của người này làm người kia thay đổi hẳn một sáng tác?

Nguyễn Đồng: Thỉnh thoảng cũng có xóa đi làm lại. Nhưng có điều chắc chắn là ai cũng có cái nhìn và quan điểm riêng của mình, và ý kiến của người khác sẽ giúp mình làm việc chín chắn hơn.

Viễn Đông: Thưa bà, các gia đình Việt Nam trong nước vẫn còn nặng tinh thần phong kiến, chẳng hạn như là vợ phải làm việc nhà nhiều hơn, lo cho gia đình nhiều hơn so với ông chồng. Còn với bà thì sao?

Nguyễn Thị Hợp: Chúng tôi chia nhau việc nhà mà làm, giống hai người bạn thân, chia nhau công việc. Anh và gia đình anh là những người có tư tưởng rất mới, đặc biệt là cha mẹ chồng của mình. Mình là người may mắn nhất trong gia đình vì quen anh và được lấy anh từ nơi làm việc.

Viễn Đông: Có nghĩa ông là người do bà chọn lựa, chứ không phải là người chồng do bố mẹ chọn rồi “bắt ép duyên”, thưa bà?

Nguyễn Thị Hợp: Tôi may mắn được như thế, nhưng cũng có phần nhờ thời thế đổi thay. Hơn nữa gia đình của anh sống trong Nam và gia đình tôi từ khi di tản vào miền Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp, đã thay đổi suy nghĩ rất nhiều.

Viễn Đông: Bà có kinh nghiệm gì giữ gìn hạnh phúc gia đình?

Nguyễn Thị Hợp: Nhờ trời, với lại tùy theo số phận.

Viễn Đông: Còn ông thì sao?

Nguyễn Đồng: Công việc vẽ vời đưa chúng tôi lại với nhau. Tôi nghĩ cuộc sống gia đình nếu có giận hờn, sóng gió thì cũng là chuyện thường của những người yêu nhau. Nếu tranh toàn màu đen sẽ không giúp cho con người biết màu trắng, nếu cuộc đời chỉ vui thôi thì lại không thấy vui hơn sau nhưng lần có chuyện buồn giận. Chắc ông trời sinh ra như vậy, có nghèo giàu, có khác biệt… Vấn đề là mình hiểu sự khác nhau là một cái gì hết sức tự nhiên để không đi đến đổ vỡ.

Viễn Đông: Ông nghĩ gì về sự độc lập sáng tạo của một nghệ sĩ hội họa? Hiện nay người họa sĩ có thể sống được bằng nghề vẽ của mình không?

Nguyễn Đồng: Tôi không muốn lệ thuộc vào việc vẽ thương mại, nên phải làm một nghề để sống, để được vẽ theo ý thích của mình mặc dù những sáng tác đó chưa chắc được người ta hưởng ứng, mua tranh… Vì thế cho nên tôi không ngạc nhiên khi biết các bậc nghệ sĩ Tây phương đều có một nghề riêng để sống và để viết theo ý muốn của họ. Phải có cách nào để sống để được ngồi viết theo ý của mình.

Viễn Đông: Xin cám ơn ông bà và kính chúc ông bà hạnh phúc, trẻ trung trong dịp Giáng Sinh và Năm Mới, và cho ra đời nhiều bức tranh được công chúng yêu thích.

source

Vien Dong Daily News