Wednesday 28 December 2011

Hai sắc hoa ti gôn


TTKH

Hai sắc hoa ti gôn

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng




Được bạn: Văn hóa Việt Nam đưa lên
vào ngày: 10 tháng 11 năm 2011
source
Việt NamThư Quán

Wednesday 21 December 2011

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam




Dù được tạc bằng đá, đúc bằng đồng hay bê tông, những pho tượng này vẫn tạo nên ấn tượng khó quên cho du khách.

Pho tượng nằm dài nhất

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam, Du lịch - Giải trí, tuong lon nhat viet nam, tuong khong lo, tuong lon nhat tai viet nam, pho tuong lon nhat

Với chiều cao 13m, dài 49m, tượng Phật Thích ca nhập niết bàn với thế nằm nghiêng gối đầu lên tay, mặt quay về hướng Nam, toạ lạc trên đỉnh núi Tà Cú là bức tượng phật nằm dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Tượng do kiến trúc sư Trương Đình Ý xây dựng từ năm 1959 và hoàn thành năm 1962.

Có hai cách để lên đỉnh núi chiêm bái tượng là đi bộ hoặc cáp treo. Mỗi cách sẽ mang lại cho bạn một ấn tượng, song nếu có thể nên kết hợp là đi lên bằng cáp, đi xuống bằng bậc thang. Ngoài tượng Phật nằm, du khách còn có thể chiêm bái các bức tượng khác thuộc ngôi cổ tự Linh Sơn Trường Thọ (cũng trên đỉnh núi), hay trải nghiệm chuyến khám phá các truyền thuyết kì bí của hang Tổ.

Pho tượng bằng đồng nặng nhất

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam, Du lịch - Giải trí, tuong lon nhat viet nam, tuong khong lo, tuong lon nhat tai viet nam, pho tuong lon nhat

Danh hiệu này thuộc về pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn ở chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Gia Viễn – Ninh Bình, và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”.

Pho tượng này do các nghệ nhân đúc đồng thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc, được đỡ bởi khung bê tông cốt thép giả gỗ cao đến nóc gần 30 m, dài 44,7 m, rộng 43,3m.

Ngoài kỷ lục nói trên, trung tâm này cũng xác nhận nhận hàng loạt các danh hiệu kỷ lục khác cho chùa Bái Đính như Bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, bộ tượng A Nan – Ca Diếp bằng đồng lớn nhất (mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m, đặt tại điện thờ Giáo chủ Thích ca Mâu ni), chuông đồng lớn nhất (nặng 30 tấn), giếng Ngọc lớn nhất (đường kính 35m), tượng ông Thiện và ông Ác bằng đồng cao và nặng nhất (đặt nơi cổng tam quan chùa Bái Đính, mỗi pho nặng 20 tấn, cao 5,2m), tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất (nặng 80 tấn, cao 9,57m tính cả bệ), bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất (mỗi pho nặng 50 tấn). Đây còn là ngôi chùa lớn nhất và có nhiều tượng nhất Việt Nam.

Pho tượng bằng đá lớn nhất

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam, Du lịch - Giải trí, tuong lon nhat viet nam, tuong khong lo, tuong lon nhat tai viet nam, pho tuong lon nhat

Đại Phật tượng bằng đá cao 27m, nặng 3.000 tấn đặt trên đỉnh núi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam (núi Phật tích, Bắc Ninh), được xem như kỳ quan mới trên quê hương của các vua Lý. Tượng được tạc dựa trên nguyên mẫu tượng A Di Đà, là một trong những bảo vật từ thời nhà Lý.

Chùa Phật Tích còn là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và là di tích tiêu biểu nhất chứa đựng các giá trị văn hóa, mỹ thuật thời Lý. Ngoài hai bức tượng phật A Di Đà bằng đá có từ thời Lý và Đại Phật tượng mới xây dựng, đây còn là nơi lưu duy nhất lưu giữ những linh thú với 5 cặp đối xứng là sư tử, voi, ngựa, trâu, tê giác vốn là các di vật của đời Lý.

Tượng Phật bà Quan Âm cao nhất

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam, Du lịch - Giải trí, tuong lon nhat viet nam, tuong khong lo, tuong lon nhat tai viet nam, pho tuong lon nhat

Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Linh Ứng Bãi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà còn được biết đến với tên nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

Pho tượng Phật bà Quan Âm ở đây cao 67m, đường kính toà sen 35m do điêu khắc gia Thụy Lam và điêu khắc gia Châu Viết Thạnh thi công trong 5 năm.

Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang lênh đênh trên biển kiếm sống.

Trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Đến đây, ngoài chiêm bái công trình, từ vị trí của tượng, du khách còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp khác của Đà Nẵng, với phía trước là vịnh Đà Nẵng đẹp như tranh, bên phải là một phần bán đảo Sơn Trà trầm mặc, xa xa là Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm bềnh bồng trong mây. Bạn cũng có thể tham gia khám phá núi rừng nguyên sinh của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà phía sau chùa.

Tượng chúa Giê Su lớn nhất

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam, Du lịch - Giải trí, tuong lon nhat viet nam, tuong khong lo, tuong lon nhat tai viet nam, pho tuong lon nhat

Được xem là một phiên bản của bức tượng Đức Chúa dang tay tại thành phố Rio de Janeiro, với chiều cao 32m, sải tay 18,3m, tượng Chúa Giê Su trên đỉnh Núi Nhỏ (Vũng Tàu) được đánh giá là bức tượng chúa lớn nhất Việt Nam và thế giới.

Tượng Chúa cao 176m so với mực nước biển và đặt trên một bệ bê-tông có bốn góc tạo hình cánh cung cao 10m. Mặt trước bệ được trang trí bằng bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leonardo da Vinci “Bữa tiệc ly”. Mặt sau là bức tranh “Chúa trao chìa khóa cho thánh Phêrô”.

Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân tượng lên tới đỉnh. Lòng tượng được chiếu sáng nhờ hệ thống cửa sổ hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Một cầu thang gồm 133 bậc tam cấp trong lòng tượng dẫn du khách lên tận cánh tay của tượng Chúa. Hai bên vai và tay áo tượng được thiết kế như hai ban công với sức chứa khoảng 6 du khách mỗi bên. Đứng tại đây, du khách có thể ngắm bờ biển Vũng Tàu xanh ngát hay tận hưởng những ngọn gió biển mát rượi. Hai bàn tay tượng Chúa Kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.

Tượng gà lớn nhất Việt Nam

Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam, Du lịch - Giải trí, tuong lon nhat viet nam, tuong khong lo, tuong lon nhat tai viet nam, pho tuong lon nhat

Với những chỉ số ấn tượng, bức tượng gà trống bằng bê tông đang vươn cổ gáy cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn giữa làng K’Long, thôn Darahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được xem là pho tượng con vật lớn nhất Việt Nam

Bức tượng khổng lồ này được thiết kế và xây dựng từ năm 1978 đến năm 1979 do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế, nhà điêu khắc Thụy Lam tạc tượng, Sở Thủy lợi Lâm Đồng thi công. Ý tưởng xây tượng con gà xuất phát từ đề tài cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.

source

tredeponline.com

Saturday 17 December 2011

Ngẩn ngơ ngắm ‘thác’ hoa Fuji ở Nhật Bản



Các ấy cứ từ từ tận hưởng vẻ đẹp của thiên đường hoa dưới hạ giới nhé.

Mr.Bull

source

Tre Dep Online

Tuesday 29 November 2011

Vương quốc xương rồng ở Tucson, Arizona



(VienDongDaily.Com - 24/11/2011)
Thành phố Tucson ở tiểu bang Arizona là một nơi có nhiều cây xương rồng. Có những nơi cây mọc như rừng dọc theo xa lộ liên bang I-10
Khanh Vy/Viễn Đông

Arizona là tiểu bang nổi tiếng với những dãy núi đá tuyệt đẹp, những đồi thông lớn nhất ở Mỹ và là những vùng sa mạc rộng lớn với loài cây đặc trưng là xương rồng. Có lẽ do vùng đất sa mạc nắng nóng cháy da vào ban ngày, lạnh buốt vào ban đêm nên chẳng có loài cây nào chịu nổi, ngoại trừ hàng trăm loài xương rồng. Đặc điểm của vùng sa mạc là cây xương rồng, cùng các sinh vật như đại bàng, rắn hổ, rắn đuôi chuông sinh sống…. Thành phố Tucson ở tiểu bang Arizona là một nơi có nhiều cây xương rồng. Có những nơi cây mọc như rừng dọc theo xa lộ liên bang I-10. Nhiều khách sạn, công ty, nhà dân đã trồng những cây xương rồng trước cửa như một biểu tượng.
Xương rồng có tên khoa học là Cactaceae. Họ Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, và có từ 1.500 đến 1.800 loài khác nhau trên thế giới. Nhưng nhiều nhất là những vùng sa mạc rộng lớn ở Châu Mỹ, Châu Phi. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới. Cây xương rồng có gai và thân chứa nước dự trữ. Xương rồng xem như là loại thực vật của tân thế giới, còn giống Rhipsalis baccifera sinh trưởng phần lớn ở vùng nhiệt đới của cựu thế giới có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được.
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất. Tuy nhiên cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào sáng và tối tùy theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng phễu qua dạng chuông và tới dạng tròn phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15-30cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong. Số lượng nhụy rất lớn, từ 50 đến 1.500. Hầu như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, đôi khi bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm. Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm. Loài xương rồng Saguaro (Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỷ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10cm.
Ngày nay nhiều người đã mời “sứ giả” của sa mạc về sống quanh nhà, thậm chí mang vào nhà nữa. Đó là các loài xương rồng nhỏ, cho kiểu dáng, đường nét và hoa đẹp, chúng sống rất bền trong mọi điều kiện thời tiết cũng như ánh sáng. Một số loài như Quỳnh Hoa, hay Thanh Long cũng thuộc loại xương rồng, nhưng cho trái ăn rất ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt có loài hoa quỳnh màu trắng tinh khôi, chỉ nở vào lúc nửa đêm và cho hương thơm ngào ngạt.


Rừng cây xương rồng ở Tucson - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Có những cây xương rồng cao cả chục mét - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Có những cây xương rồng có hình dáng kỳ quái - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng sống trong hoang mạc và núi đá - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Có những loại xương rồng rất thẳng - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng có chùm - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng mọc trên núi - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng mọc ven đường xa lộ - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng được trồng ven các Exit - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng tròn - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Một loài hoa xương rồng - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng nhỏ - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông


Xương rồng bàn tay - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/vuong-quoc-xuong-rong-o-tucson-arizona-biUj2IsC.html
Khanh Vy/Viễn Đông
source
VienDongDaily

Monday 14 November 2011

Renato Balestra thu đông 2011



(VienDongDaily.Com - 13/11/2011)
ROME - Haute couture của Renato Balestra mùa thu đông 2011 lấy ý tưởng từ hoa hồng với nhiều motif loài hoa này trên các chiếc áo dạ hội ...
ROME - Haute couture của Renato Balestra mùa thu đông 2011 lấy ý tưởng từ hoa hồng với nhiều motif loài hoa này trên các chiếc áo dạ hội cũng như áo khoác. Màu sắc rất táo bạo từ vàng chanh đến xanh chói, cả màu đen làm nền cũng không chìm, và người diện những bộ cánh này cũng phải có cá tính mạnh không kém.


























Ảnh: Luca Sorrentino.
source
VienDongDaily
Nguồn: http://www.viendongdaily.com/renato-balestra-thu-dong-2011-RTDZXB3d.html

Friday 28 October 2011

Triển lãm của người Tây Tạng lưu vong


Triển lãm của người Tây Tạng lưu vong

Cập nhật: 15:08 GMT - thứ sáu, 28 tháng 10, 2011

Người Tây Tạng lưu vong quỳ trên đất mang tới từ Tây Tạng

Nhiều người Tây Tạng lưu vong đã quỳ xuống cầu nguyện trên khu đất được chở từ quê hương họ tới.

Một triển lãm nghệ thuật tại thị trấn Dharamsala của Ấn cho phép nhiều người Tây Tạng lưu vong cơ hội lần đầu tiên được đặt chân lên đất quê hương mình.

Nghệ sĩ người Tây tạng, Tenzin Rigdol, đã chở 20,000kg đất từ Tây Tạng tới Dharamsala, nơi đức Dalai Lạt Ma đang cư ngụ và cũng là trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng, để dàn dựng triển lãm nghệ thuật của mình.

Khoảng 6.000 người Tây Tạng đã tới thăm triển lãm, được khai mạc hôm thứ Tư.

Đối với nhiều người, cơ hội được đặt chân trên chính đất từ Tây Tạng là một điều thực sự cảm động.

Triển lãm mang tên "Tổ quốc của chúng ta, nhân dân của chúng ta".

"Bước trên đất chính thực từ Tây Tạng, tôi cảm thấy như mình đang được trở về quê hương sau 51 năm. Tôi sinh ra tại Tây Tạng. Kể từ khi tôi bỏ chạy vào năm 1959, tôi không có cơ hội trở về," ông Phuntsog Namgyal, 57 tuổi, nói.

"Tôi cảm thấy trong trái tim mình như thể đang trở lại Tây Tạng", ông nói.

'Cảm giác may mắn'

Một số người Tây Tạng đã quỳ xuống cầu nguyện trên khu đất đó. Những người khác thử nếm miếng đất để được kết nối với quê hương mình.

"Tôi sinh ra ở Ấn Độ vì thế đây là lần đầu tiên tôi bước trên miếng đất Tây Tạng. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và tôi tin chắc rằng rồi một ngày tôi sẽ trở về Tây Tạng. Triển lãm mang lại cho tôi niềm hy vọng," Tsering Dolma, 29 tuổi, nói.

Nghệ sĩ Tenzin Rigdol cho biết ông có được cảm hứng làm triển lãm này sau khi cha ông qua đời khi sống lưu vong và không thực hiện được ước nguyện cuối cùng của mình là trở về quê hương.

Một khay đất được mang tới cho đức Dalai Lạt Ma, người đã viết dòng chữ Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng lên đó.

"Thật vô cùng phấn khích khi thấy Đức Dalai Lạt Ma khắc họa thông điệp đơn giản và mạnh mẽ nhất lên mặt đất, khẳng định nó là Tây Tạng, mảnh đất yêu quý của Ngài và của chúng tôi," ông Rigdol nói.

Nghệ sĩ này đã từ chối không cho biết chính xác đất đã được lấy từ đâu tại Tây Tạng và làm cách nào để đưa tới Ấn Độ vì những quan ngại về an ninh. Tuy nhiên ông cho biết ông đã quay phim quá trình này và sẽ cho công bố vào một thời điểm sau này.

Ông Rigdol đã mời những người Tây Tạng sống tại Dharamsala tới giúp ông gỡ bỏ triển lãm bằng cách mang những túi đất về nhà mình.

source

BBC Vietnamese

Monday 27 June 2011

Gấu trúc học võ, Trung Hoa sóng gió


Thứ sáu 24 Tháng Sáu 2011
Gấu trúc học võ, Trung Hoa sóng gió

Tuấn Thảo

Sau ba tuần lễ công chiếu, tập nhì của bộ phim Kung Fu Panda (Gấu trúc học võ) đã thu về hơn 300 triệu đôla. Trong đó có gần một nửa số doanh thu đến từ thị trường Mỹ. Đáng ngạc nhiên hơn cả là bộ phim rất ăn khách tại Hoa Lục. Sự thành công này khiến cho nhiều người ở Trung Quốc không mấy hài lòng.

Tại Trung Quốc, bộ phim Gấu trúc học võ tập nhì đã phá kỷ lục với 18 triệu rưỡi đôla (12,8 triệu euros) chỉ riêng trong tuần lễ đầu tiên ra mắt khán giả ở rạp. Như vậy, tập hai bội thu hơn cả tập một và đồng thời vượt qua mặt Hải tặc vùng Caribê (Pirates of the Caribbean), được xem như là bộ phim Mỹ đầu tiên vượt qua ngưỡng doanh thu đầy biểu tượng 100 triệu yuan tương đương với 15 triệu đôla (10,6 triệu euros), sau 7 ngày chiếu ở rạp.

Về nội dung, chuyện phim của tập nhì nối tiếp phần một. Gấu trúc sống ở vùng Thung lũng Bình yên cùng với 5 huynh đệ đồng môn (Hổ, Hầu, Hạc, Xà và Bọ ngựa). Nhưng thế giới an lành ấy lại bị đe dọa bởi sự xuất hiện của Thái tử Châu Tước (chim công). Nhân vật này trở về Trung Hoa với một loại vũ khí bí mật đáng gờm, dùng pháo hoa để chế biến súng pháo thần công (đại bác), dùng hỏa lực để tiêu diệt các môn võ cổ truyền và thỏa mãn tham vọng làm bá chủ giang sơn.

Về hình thức, Gấu trúc học võ tập nhì ngoạn mục hơn nhiều tập một chủ yếu nhờ vào công nghệ quay phim ba chiều (3D). Kỹ xảo điện toán tinh vi giúp cho các màn bắn pháo hoa trở nên vô cùng rõ sắc và đẹp mắt. Nhưng đổi lại, tập hai không gây nhiều ngạc nhiên bằng tập trước : Các màn pha trò tiếu lâm tiếp tục khai thác sự chênh lệch trong tình huống, tuy vẫn hài hước vui nhộn nhưng không còn bất ngờ như ban đầu.

Vào lúc mà bộ phim tiếp tục lôi cuốn đông đảo khán giả nhỏ tuổi vào các rạp hát, thì tranh luận lại nảy sinh về điều được gọi là ‘‘văn hóa ngoại xâm’’ trên các diễn đàn trực tuyến và nhất là trên các mặt báo ở Trung Quốc. Tại các nước Âu Mỹ, giới trẻ thích truy cập các trang Facebook và Twitter, thì một cách tương tự thanh niên Trung Quốc thích vào mạng xã hội có tên là Xiaonei (renren.com).

Được thành lập cách đây vài năm, mạng Xiaonei đã nhân lên gấp ba số thành viên từ 70 triệu vào năm 2008 lên đến hơn 200 triệu vào năm nay. Trên mạng Xiaonei, có một trang tên là Bạn mê xem phim, nhưng lại ghét Gấu trúc học võ. Đó là nơi mà các thành viên trao đổi ý kiến với nhau và đa số đều có vẻ không hài lòng cho lắm trước hình ảnh của con gấu trúc theo cách vẽ của các nhà làm phim Mỹ.

Đối với người Trung Quốc, con gấu trúc được xem như là một biểu tượng quốc gia. Chỉ cần nhìn vào các mặt hàng bày bán trên thị trường, ta sẽ thấy có khá nhiều thương hiệu sản phẩm tạc hình con gấu trúc. Còn trong mắt của các nhà làm phim hoạt hình thuộc hãng Dreamworks, thì nhân vật gấu trúc lại ham ăn lười biếng, cái bụng phệ lúc nào cũng kêu to như thể chưa xong phần tiêu hóa. Rốt cuộc, con gấu trúc cũng trở thành anh hùng, nhưng lại là một thứ anh hùng bất đắc dĩ. Bộ phim vui nhộn vì biết khai thác những tình huống ngược đời. Ở cùng một nhân vật, người Âu Mỹ chủ yếu thấy nét suy ngẫm khôi hài, người Trung Quốc lại thấy sự châm biếm mỉa mai.

Có lẽ cũng vì thế mà khi Gấu trúc học võ được công chiếu ở Trung Quốc, nghệ sĩ Zhao Bandi đã kêu gọi tẩy chay bộ phim vì theo ông, các nhà làm phim Mỹ không hiểu gì mà lại đi bóp méo văn hóa Trung Hoa. Còn giáo sư Chen Wu thuộc trường đại học Bắc Kinh thì chỉ trích thâm ý của các nhà sản xuất phim Mỹ, khai thác hình tượng con gấu trúc để trục lợi kiếm lời, nấp mình đằng sau công nghiệp giải trí để truyền đạt ý tưởng của mình đến nhiều đối tượng cùng một lúc. Vị giáo sư này gọi đó là một cuộc ‘‘xâm lăng của văn hóa ngoại bang’’ và giải thích rằng một bộ phim với toàn là những nhân vật Mỹ chưa chắc gì đã thuyết phục được khán giả Trung Quốc, nhưng một bộ phim Mỹ hàm chứa nhiều nét văn hóa Trung Hoa sẽ dễ dàng đánh trúng đối tượng là người Trung Quốc hơn.

Cuộc tranh luận xung quanh bộ phim Gấu trúc học võ thật ra là một câu chuyện dài nhiều tập. Nó bắt nguồn ngay từ lúc ra mắt tập đầu tiên tức là vào năm 2008. Vào thời đó, đạo diễn Steven Spielberg, một trong những người sáng lập hãng phim Dreamworks, đã tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh. Lúc đầu, ông nhận lời làm cố vấn nghệ thuật trong cách dàn dựng lễ hội Olympic, nhưng sau đó ông rút lui để phản đối việc chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn Sudan, mặc dù thảm họa nhân đạo đang diễn ra ở vùng Darfour của nước này. Chính cũng vì vậy, mà tập đầu của Gấu trúc học võ đã gây ra nhiều phản ứng mạnh mẽ, khi phim được công chiếu ở Trung Quốc.

Để tránh cho tranh luận tái diễn, hãng phim Dreamworks lần này đã tỏ ra khôn khéo hơn trước rất nhiều, đặc biệt là ở ba điểm. Thứ nhất, các nhà sản xuất chọn một nữ đạo diễn người Mỹ gốc Hoa, cô Jennifer Yuh Nelson. Thứ nhì, đoàn làm phim đã nhiều lần đến thăm các hiệp hội bảo vệ loài gấu trúc ở Trung Quốc. Thứ ba, ban đặc trách khâu quảng cáo đã thực hiện công việc tiếp thị ngay từ giai đọan tiền kỳ của bộ phim, để lọt thông tin ra bên ngoài để bắt mạch thị trường, tránh vận dụng những hình tượng như long phụng vào các nhân vật phản diện (rồng là linh vật đối với người Trung Hoa, nhưng lại là hung thần đối với văn hóa Âu Mỹ). Nói tóm lại, ngay từ đầu, đoàn làm phim đã tìm cách giới hạn càng nhiều rủi ro chừng nào, thì càng tốt chừng nấy.

Trên các diễn đàn thông tin, không phải chỉ có những ý kiến bất bình với hai tập phim Gấu trúc học võ. Về điểm này, thì các ý kiến đăng tải trên mạng cho thấy là dư luận Trung Quốc bị chia thành hai phe. Một bên thì phản đối, còn một bên thì cho rằng thay vì đi chỉ trích người khác, tại sao các nhà làm phim Trung Quốc không tự nhìn lại mình. Đối với nhiều bạn trẻ ở Trung Quốc, thì nền điện ảnh Hoa Lục còn vướng phải lưỡi kéo kiểm duyệt. Trước một sự kiểm sóat như vậy, không phải là không còn sáng tạo, nhưng các tác phẩm mang tính chất phê phán chỉ có thể thành hình ở ngoài luồng. Bằng chứng là nhiều phim Trung Quốc thành công ở nước ngoài, một là quay lén, hai là tìm cách luồn lách để đi vòng sự kiểm duyệt.

Theo lời ông Wu Jiang, Giám đốc nhà hát Kinh kịch Quốc gia, phần lớn bộ phim Gấu trúc học võ đều dựa trên văn hóa Trung Hoa, vậy thì tại sao người Trung Quốc lại không làm được một bộ phim như vậy? Báo Courier International thì trích dẫn đạo diễn Lu Chuan cho rằng thay vì phí lời chỉ trích, thì nên để dành công sức để xây dựng ngành làm phim nội địa xứng đáng hơn với hình ảnh của một cường quốc điện ảnh. Theo đạo điễn này, nếu như các tác giả Trung Quốc phải được duyệt qua trước, luôn tục làm theo chỉ đạo, thì e rằng chẳng còn ai thật sự còn có hứng thú để sáng tạo. Trong bối cảnh này, đạo diễn trẻ tuổi Lu Chuan cảm thấy vui mừng khi mà Trung Quốc đầu tư vào việc thành lập một hãng phim hoạt hình có tầm cỡ, đặt tại thành phố cảng Thiên Tân, nằm cách thủ đô Bắc Kinh khoảng một tiếng đồng hồ đi xe hơi.

Còn theo báo Le Monde, Gấu trúc học võ tập hai trước hết là một câu chuyện ngụ ngôn thú vị, dành cho mọi lứa tuổi. Bộ phim có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và một trong những cách đọc là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai siêu cường Hoa Kỳ Trung Quốc. Anh hùng thắng kẻ tà vì ở một bên Gấu trúc tuy dùng võ nhưng thế mạnh lại xuất phát từ tâm, trong khi chim công chỉ đơn thuần dùng hỏa lực. Không biết ẩn dụ này làm cho người Trung Quốc nhột ở chỗ nào. Từ năm 2008, Bắc Kinh tập trung phát triển việc sử dụng quyền lực mềm (soft power) để tô điểm hình ảnh, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế.

Khái niệm này, kể từ một thập niên qua, được định nghĩa như khả năng thu hút và thuyết phục các quốc gia khác mà không cần sử dụng đến sức mạnh (hard power). Quyền lực mềm được thể hiện qua hàng loạt các yếu tố như hình ảnh, uy tín, năng lực giao tiếp, mức độ cởi mở của xã hội, tính gương mẫu của chính quyền và sức quyến rũ của nền văn hóa, vân vân… Nhưng rõ ràng là trong lãnh vực sử dụng quyền lực mềm, người Mỹ đã ghi được một bàn thắng với sự thành công không thể chối cãi của bộ phim Kung Fu Panda ở Hoa Lục. Tuy nhiên, bộ phim Gấu trúc học võ tập nhì sẽ hay hơn thế nữa, nếu như các nhà làm phim Mỹ đã không tự kiểm duyệt mình để tránh đụng chạm. Rốt cuộc thì Panda của Mỹ lại sợ bị gõ đầu bằng gậy trúc. Còn gấu trúc Trung hoa thì lại bị gậy ông đập lưng ông.

source

RFI Vietnamese

Friday 10 June 2011

Tắm biển ở “Hòn ngọc Địa Trung Hải” (4)


Cập nhật lúc: 5/26/2011 3:35:35 PM
Tắm biển ở “Hòn ngọc Địa Trung Hải” (4)

Bút ký du lịch của Nguyễn Hồng Anh

“Cô Dâu Địa Trung Hải”? Bãi biển trước thành phố Alexandria ngày nay không còn là nơi lý tưởng để du khách đến tắm

Nói đến Alexandria là nói về một thành phố biển, được mệnh danh là The Pearl of the Mediterranean (Hòn ngọc Địa Trung Hải) hay thơ mộng hơn, The Bride of the Mediterranean (Cô dâu Địa Trung Hải) với một bờ biển dài cả 30 cây số.

Đất lành chim đậu, dân tứ phương tới đây buôn bán sinh sống. Người ta nói trong 300 năm từ thời của Alxander the Great vĩ đại đến thời của nữ hoàng Cleopatra VII sắc nước hương trời, dân số của thành phố biển này chừng nửa triệu tới một triệu người, được coi là đông nhất theo sự hiểu biết của người Tây phương thời đó. Ngày nay Alexandria là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập với dân số trên 4 triệu người. Liệu còn đẹp như thuở xưa? Mời bạn cùng đi xem với chúng tôi.

Nữ hoàng Cleopatra từng tắm nơi đây?

Sau khi xem pháo đài Qaitbay, người dẫn du lịch đưa chúng tôi đến bãi biển của thành phố là mục tiêu thứ hai của chuyến đi. Tôi nghĩ thành phố có thể còn một số bãi biển khác (vì dài cả 30 cây số) nhưng Ekramy đưa chúng tôi trở ngược lại đại lộ dọc bờ biển dẫn ra pháo đài Qaitbay.

Nói về địa hình, bãi biển Alexandria rất lý tưởng. Các cao ốc chen chúc nằm dọc bờ biển tạo thành một hình vòng cung thật lớn, đúng hơn là vòng tròn với lối ra đại dương là một cửa biển lớn. Alexander Đại Đế quả có mắt thẩm mỹ và biết nhìn xa khi chọn nơi đây để thành lập một thành phố xứng đáng với tên tuổi của ông.

Quanh vòng đai biển là những bến cho tàu bè nhỏ đậu, chính giữa là bãi cát rộng và dài, nơi dân thành phố chỉ bước qua khỏi đường nhựa là tới bãi tắm, như Bondi ở Sydney, Nha Trang ở Việt Nam.

Bãi biển nằm sát thành phố, cũng vì vậy nên không sạch?

Tôi từng nghe người ta ca tụng cảnh hoàng hôn trên đại lộ dọc biển Alexandria nhưng khi ra bãi cát để xuống biển tắm, chúng tôi có cảm tưởng mình đã đi lộn chỗ (một người Hy Lạp và một người Do Thái tôi có dịp tiếp xúc nói khi họ đi Ai cập, họ không đến Cairo hay Alexandria mà đi nghỉ mát và tắm biển ở Biển Đỏ hay núi Sinai, những nơi mà họ nói bãi biển tuyệt đẹp).

Tôi đã khốn đốn khi dùng phòng vệ sinh và phòng tắm công cộng (có trả 1 Pound cho người gác) để thay đồ bởi người ta phóng uế bừa bãi, nhìn buồn nôn. Tôi ra ngoài bãi cát định quấn khăn thay đồ giữa trời nhưng ngại phong tục ở đây không cho phép nên đành trở vào chịu trận, trả cái giá để được tắm biển Alexandria.

Ekramy thuê 2 cái dù và 4 cái ghế cho nhóm chúng tôi. Bãi biển đầy người hóng biển và tắm. Các bà các cô mặc nguyên quần áo ngâm mình dưới nước, có bà trùm khăn đầu. Chỉ thấy các trẻ em trai và một vài ông để thân mình trần. Một vài thanh niên còn mặc cả áo thun. Nhà tôi là người duy nhất mặc đồ tắm mono-kini. Chúng tôi cảm thấy có sự bất ổn về cách ăn mặc của mình và không dám xuống biển vì nhìn nước đục ngầu, bãi cát ngập rác rến, giấy vụn bay tứ tung. Sau mấy chục năm được sống ở xứ sạch sẽ như Úc, chúng tôi cứ đứng nhìn, không có can đảm xuống nước.

Thấy vậy, Ekramy bảo nhà tôi cứ xuống tắm vì mọi người dân ở thành phố Alexandria đều tắm ở đây và Alexandria không phải là Paris hay Australia. Ông tài xế thấy bộ điệu sợ dơ của chúng tôi bèn hỏi Ekramy chúng tôi từ đâu đến.

Cuối cùng, tôi nói với nhà tôi dầu nước trông không sạch nhưng nước biển có chất muối nên không đáng ngại, cứ xuống nước để được một lần tắm ở thành phố nổi tiếng trong lịch sử, nơi có thể đã là chỗ hẹn hò và tắm biển của cặp tình nhân Cleopatra – Mark Antony!

Nước bẩn nhưng ấm, đùa một lát với sóng biển làm chúng tôi cảm thấy dần dần thích thú, nhưng vì đi trễ nên chỉ được tắm một tiếng bởi Ekramy nói chúng tôi còn đi ăn trưa và làm một vòng thành phố trước khi trở về Cairo.

Rời bãi biển, Ekramy chạy theo đưa cho chúng tôi mỗi người 1 Pound để trả tiền sử dụng phòng tắm công cộng hồi nãy. Một bầy con nít thấy vậy bèn ngửa tay xin tiền, chúng tôi lắc đầu và thế là một cậu bé chửi thề quẳng một nắm cát vào người chúng tôi. Nó nén rất chính xác. Đã ớn phòng thay đồ nay lại dính cát, chúng tôi bực mình vì sự mất dạy của chúng đối với du khách ngoại quốc.

Rửa ráy và thay đồ xong, tôi ra bên ngoài đợi. Một đám đàn ông trung niên nhìn tôi chỉ chỏ nhưng tôi chẳng hiểu họ muốn gì. Nhà tôi đi ra, cho biết các bà mẹ đem con cái vào phòng tắm rửa trong khi họ để nguyên quần áo ướt không thay. Bầy trẻ tròn xoe mắt nhìn vợ tôi như người từ hành tinh nào đến.

Nguời tắm biển ở đây mặc y phục kín người (chừa cổ và đầu) khi tắm trừ... nữ du khách, bé trai và đàn ông.

Coi chừng cách ăn mặc khi tắm biển

Ra xe, tôi giựt mình bèn hỏi Ekramy thì mới biết rằng ở đây không được phép mặc bi-kini, nhưng mặc đồ như nhà tôi thì được. May là nhà tôi mặc đồ tắm loại khá kín đáo, ống dài như quần sọt. Hú hồn, chúng tôi hoàn toàn không để ý gì đến quy tắc ăn mặc ở xứ Hồi giáo. Nhớ lại đã có chuyện những người người Tây phương qua các nước Ả Rập bị bắt, bị giam giữ vì phạm thuần phong mỹ tục của họ.

Bây giờ nghĩ lại một bản tin trên nhật báo Herald Sun số ra ngày 16.9.2010 lại càng giật mình hơn nữa.

Bản tin của ký giả Padraic Murphy có tít “VCAT ruling backs Muslim dress code. Cover up for pool event” được tạm dịch “Phán quyết của VCAT ủng hộ luật lệ ăn mặc của Hồi giáo. Hãy che kín người khi tới hồ bơi”.

Theo ký giả Murphy thì các gia đình khi tới tắm ở hồ bơi công cộng Dandenong Oasis ở miền đông Melbourne trong dịp một lễ hội phải che thân thể để khỏi xúc phạm những người Hồi giáo nhân dịp lễ Ramadan vào năm tới.

Tòa án hành chánh VCAT chấp thuận việc cấm đoán những lối ăn mặc bị coi là hở hang và nhạy cảm với người Hồi giáo nhưng chỉ áp dụng tại hồ bơi này trong vòng 2 tiếng đồng hồ từ 6.15pm ngày 21.8.2011. Những người tham dự từ 10 tuổi trở lên phải bảo đảm cơ thể của họ được phủ kín từ ngực tới đầu gối và cả thân người. Hội đồng thành phố Greater Dandenong nói việc cấm đoán này giúp người Hồi giáo cảm thấy họ là một thành phần của cộng đồng.

Bản tin này đã gây ra một vài tranh luận trong đó có những người cho rằng đây là nước Úc, những sắc dân khác tới đây sống cần hội nhập, theo tập tục của người Úc. Có lẽ cuộc tranh luận sẽ nổ lớn vào năm tới khi việc cấm đoán có hiệu lực.

Bây giờ tôi mới hiểu tại sao ở bãi biển Alexandria chẳng có một phụ nữ nào để hở vai khi tắm biển ngoại trừ vợ tôi vì chúng tôi không biết cái luật lệ đó của người Hồi giáo. Nhưng tôi đồng ý với câu nói của ông bà mình “nhập gia tùy tục” hay ngạn ngữ của Tây phương “When in Rome do as the Roman do”.

Hai phụ nữ đi dạo ven biển

Ngày hôm qua, Ekramy đã đưa chúng tôi đi ăn kiểu buffet ở vùng gần kim tự tháp Giza, hôm nay anh nói sẽ đưa chúng tôi đi ăn cá. Nghe cá là thích rồi. Tiệm ăn nằm dãy phố đối diện với với bãi biển. Nhà hàng có hai tầng. Chúng tôi lên tầng lầu, tuy đã xế trưa nhưng khách ngồi đầy các bàn, có lẽ phần lớn là người địa phương.

Tôi bảo Ekramy gọi thức ăn cho bốn người và tôi sẽ trả hết. Entrée là những đĩa xốt cà chua, ớt tây, cà rốt, cà dái dê và một vài thứ mà tôi chẳng biết là gì, được chấm bằng loại bánh mì của người Ai Cập. Ăn cảm thấy là lạ, nhưng được.

Main course là những đĩa gồm hai con cá chiên trông giống cá hồng bằng bàn tay, một con tôm nhỏ và một nắm cơm. Tôi thấy ông tài xế và ông hướng dẫn ăn một cách ngon lành nhưng do cá chiên để nguội nên tôi ngửi được mùi tanh.

Thấy hai người Ai Cập uống coca cola, tôi yêu cầu Ekramy gọi cho một chai bia nghĩ rằng phải có bia mới đẩy mấy con cá này vào bụng dù lúc này cũng đã thấy đói, nhưng Ekramy bảo ở đây không được phép bán. Anh giải thích đây là xứ Hồi giáo nên có đến 95% nhà hàng không bán bia rượu, nếu muốn anh gọi cho loại nước có mùi vị như bia nhưng không có chất cồn. Ekramy nói anh là người Hồi giáo, suốt đời không bao giờ sờ chai bia, chẳng uống một giọt rượu nhưng ông bạn tài xế là người Thiên chúa giáo (đạo Coptic) nên thỉnh thoảng cũng có uống. Anh bảo lát nữa ra bên ngoài anh sẽ tìm chỗ mua bia cho tôi nhưng tôi nói không cần thiết.

Bữa ăn cho 4 người giá 170 Pounds tức khoảng 34 Úc kim.

Hồ nước mặt sau thư viện đối bờ biển

Chuẩn bị trở về Cairo, tôi yêu cầu xe chạy một vài vòng trong thành phố Alexandria để ngắm phố xá, chợ búa ven đường. Đến một đoạn nào đó, xe dừng lại. Tôi hỏi đây là đâu, Ekramy chỉ vào một tòa nhà bên kia đường, nói đấy là Thư viện Alexandria. Thư viện một mặt (cổng vào) đối diện với cổng Phân khoa Thương mại của trường Đại học Alexandria, mặt kia là bờ biển với hàng dừa cao trồng quanh bờ hồ.

Kiến trúc của Thư viện Alexandria rất tân kỳ, mặt sau (mà trông như mặt tiền) là mái nhà xuôi chảy xuống hồ nước lớn lót gạch xanh làm mặt nước như gợn sóng dưới bầu trời mùa hè của biển Địa Trung Hải nằm ngay trước mặt.

Kiến trúc mặt sau thư viện với mái nhà xuôi ra biển Địa Trung Hải

Chúng tôi đến thăm thư viện đúng vào dịp đang có cuộc triển lãm quốc tế với sự tham dự của 16 nghệ sĩ điêu khắc từ Ý, Hy Lạp, Cyprus, Cộng hòa Tiệp và của Ai Cập mà những tác phẩm của họ được trưng bày trong sân thư viện, được gọi là một hội nghị chuyên đề về Điêu khắc bằng Vật liệu Tự nhiên qua phương pháp mang tính sáng tạo mới ba chiều bằng thủy tinh, ánh sáng và màu sắc (Alexandria International Symposium for Sculpture in Natural Material Three-dimensional Glass, xem thêm hình ảnh ở trang 150). Còn tiếp

(TVTS – 1281)

source
TiVi Tuan San