Tuesday, 22 December 2009

Đêm đông ấm cho trẻ không nhà nhân mùa Giáng Sinh


- Một triển lãm tổng hợp tranh, ảnh đã được tổ chức tại nhà thờ Ba Chuông, TP.HCM nhân mùa Giáng sinh để bán gây quỹ từ thiện giúp trẻ em nghèo ăn Tết.

Đêm đông 1 - họa sĩ Lê Hiếu

Triển lãm gồm 149 tác phẩm của 50 họa sĩ, nhà điêu khắc và 9 nhiếp ảnh gia có chủ đề Đêm đông không nhà. Một nửa doanh thu từ việc bán tác phẩm sẽ được dùng làm quỹ từ thiện lì xì cho trẻ em nghèo, cơ nhỡ vào đêm giao thừa Tết Canh Dần 2010.

Linh mục Vũ Đức Trung, người điều hành Trung tâm Mục vụ Đa Minh - Ba Chuông cho biết các nghệ sĩ tham gia đã vui vẻ điều chỉnh giá nhằm giúp việc bán tranh, ảnh được thuận lợi hơn và hiện đã có nhiều nhà sưu tập tranh ảnh và mạnh thường quân đặt mua.

2.jpg
Các tác phẩm Tuổi thơ, Sau cơn bão và Hồn nhiên của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong

Năm bức ảnh của nhiếp ảnh gia Hoàng Quốc Tuấn, người vừa được phong tước hiệu M.FIAP - nghệ sĩ bậc thầy của Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế, đã bán hết ngay trong ngày đầu tiên. Ba tác phẩm của nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh trẻ em, Trần Thế Phong, cũng đã được mua.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Thập giá tôi - Nguyễn Anh Khoa, Đêm đông - Minh Hưng
Đợi xuân - Nguyễn Chí Tình
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Jesus - Thanh Phương, Đêm đông 2 - Lê Hiếu

Nhiếp ảnh gia xuất thân từ trẻ đường phố Trần Thế Phong cho biết: "Tôi đã tham gia nhiều triển lãm ảnh nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đồng nghiệp mời đến với một triển lãm tổng hợp các loại hình và giảm giá tác phẩm để làm từ thiện. Hy vọng tác phẩm của tôi có thể góp được một chút lửa để trẻ em nghèo được ấm trong những ngày Tết".

Triển lãm Đêm đông không nhà kéo dài đến hết ngày 28/12/2009 tại Trung tâm Mục vụ Đa Minh - Ba Chuông, 190 Lê Văn Sĩ, TP.HCM.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Hoài cổ - Tạ Văn Mãnh, Hội lân - Phó Bá Cường
Hương vị ngày xuân - Tạ Văn Mãnh
  • Lê Tám

  • source
  • Đêm đông ấm cho trẻ không nhà nhân mùa Giáng Sinh

    Cập nhật lúc 12:10, Thứ Tư, 23/12/2009 (GMT+7)
  • http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/200912/Dem-dong-am-cho-tre-khong-nha-nhan-mua-Giang-Sinh-885785/

Monday, 21 December 2009

Nhà người Vân Kiều


Ngày 20.12.2009 Giờ 08:14


Kiến trúc & Đời sống - Người Vân Kiều thường sống thành từng bản nhỏ chừng mươi nóc nhà. Nhà của người Vân Kiều là nhà sàn làm từ nguyên liệu dễ kiếm như gỗ, tranh, tre, nứa, lá cọ… Gần đây có một số căn lợp bằng mái tôn nhưng vẫn dùng vách tre, lá…

Ai đó đã nhận xét rằng, những ngôi nhà của người Vân Kiều luôn mang dáng vẻ tạm bợ, bạc màu theo thời gian. Họ Sống đơn giản, ở đơn giản, tiện nghi tối thiểu… Nhưng, đó có phải là điều mà nhiều người đang sống trong những căn nhà hiện đại đang thèm thuồng đó sao?

Trần Việt Đức thực hiện

Những căn nhà bạc màu. Không cần máy móc, công nghệ.
Niềm vui không lệ thuộc vào vật chất Khung cảnh sống luôn thanh bình.
Nơi ở tạm bợ nhưng đầm ấm Lao động giúp người ta sống lâu hơn.
source
http://www.sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=60700&fld=HTMG/2009/1214/60700

Saturday, 5 December 2009

Tản mạn mây tre


Tản mạn mây tre
Cập nhật lúc 2:47:06 AM - 03/11/2009

237h1.jpg


Ngõ tre về xóm


Bài và ảnh: Trần Công Nhung

Đã là người Việt Nam mấy ai mà không nghe nói đến mây tre. Đồ dùng đong đựng trong nhà hầu như toàn bằng tre mây: Từ cái rế nồi, đôi đũa ăn, khay trầu, thúng mẹt, nong nia, giường chõng… cho đến chuồng trâu chuồng bò, nhà cửa, đều bằng tre. Nước Việt ba miền đều có tre, tre trong mọi ngóc ngách thực dụng hàng ngày của dân quê. Tre quanh nhà, tre bao bọc thôn xóm, tre dọc đường cái qua làng.

Vẻ đẹp của Đa Đề là vẻ đẹp nam nhi mạnh mẽ, oai phong chững chạc, Tre đẹp mềm mại lả lướt, thanh thoát hơn. Đa Đề ở nơi đình chùa miếu mạo, Tre gần gũi người dân hơn. ‘Ăn măng luộc, ngủ giường tre’.

Tre cũng phân ra đực cái, tre đực đặc ruột, cứng, khó mối mọt, lâu hư mục, dùng làm giàn bầu bí, chuồng trại, bắc cầu qua sông lạch….. Tre cái rỗng ruột, mỏng da lóng dài, để đan lát hay làm lạt buộc đồ. Thôn quê mà thiếu tre người dân sẽ lúng túng trong nhiều công việc hàng ngày. Thời xa xưa, trẻ nhỏ làng quê học vần bằng những chữ cái viết trên miếng tre, hoặc mo cau. Bút cũng bằng tre, mực là nước hột mồng tơi tím. Ở vùng Trà Cổ (Móng Cái), thuyền đánh cá còn cặp nhiều tre hai bên mạn, phòng khi gió bão. Tre không có gì gọi là thừa thãi, ngay cả cành nhánh, cũng làm chuôm cho cá đìa, cá ao, hoặc phơi khô đun bếp, tăm tre nhiều người vẫn thích hơn tăm gỗ vì không bị gãy trong chân răng khi xỉa.

Tre tuy không mang ý nghĩa quân tử như Trúc, nhưng đa dụng hơn, nhờ thể chất cứng bền. Dân làng quê thời xưa còn đi guốc tre, na ná guốc gỗ Nhật Bản.


237h3.jpg



Tượng gốc tre


Ngày nay gốc tre là vật liệu cho nghệ sĩ điêu khác. Nhiều tác phẩm điêu khắc trên gốc tre rất độc đáo, hấp dẫn khách phương Tây. Những chân dung bằng gốc tre mang nét cổ kính và cao đạo, không trơn tru bình dị như tượng gỗ thông thường. Trường thi ngày xưa dùng bảng cót (tre đan), để viết tên những người bị rớt. Về sau, dù danh sách đánh máy nhưng danh từ “bảng cót” vẫn dùng.

Tre cũng có nhiều loại khác nhau: Tre vàng, tre cán giáo (thân nhỏ bằng cổ tay, nhiều ở miệt Biên Hòa) tre xanh. Họ hàng với Tre còn có Lồ ô, Bương, Giang, Trúc, Hóp…Sặc, lớn nhỏ khác nhau không rõ do lẽ gì, mỗi giống sống theo từng vùng riêng. Tre dưới đồng bằng, Lồ ô trên rừng. Người ta trồng tre, trúc, không ai trồng lồ ô. Một loại cỏ thân bằng cây tăm, cao khoảng 20 phân rất giống cây trúc thu nhỏ, giới chơi non bộ gọi là “Thảo Trúc”. Non bộ và tiểu cảnh biết khai thác giống Thảo Trúc này, sẽ làm cho tác phẩm sống động, duyên dáng và thực hơn.


237h2.jpg


Bến Kim Long (Huế)


Ở miền Trung có một giới chuyên lên rừng chặt Lồ ô, kết thành bè theo sông về xuôi. Nha Trang có bến Lồ ô bên cầu Hà Ra, Huế có đường Hàng Bè dọc sông Gia Hội cũng là bến Lồ ô. Hình ảnh một tốp bè nối đuôi trên sông Cái (Nha Trang), trên sông Hương (Huế), mỗi bè hai người chống, đẹp biết bao, bây giờ ít thấy, vì nguồn nguyên liệu cạn kiệt. Mặt khác giao thông ngày nay vào tận “vùng sâu vùng xa” (thâm sơn cùng cốc), chuyên chở bằng xe vận tải tiện lợi hơn.

Lồ ô có dáng hiền hòa hơn tre, đặc biệt thẳng cây, đốt dài gấp mấy lần, rất tiện cho công việc làm nò cá, thúng chai, ghe câu… mành treo trước nhà, ngay cả “kỹ nghệ” làm lồng chim cũng cần lồ ô lóng dài (1). Những người hút thuốc lào nhất thiết phải có một đốt tre cái vừa phải để làm chiếc điếu cày: Ống tre cắt một đầu mắt, khoét một lỗ nhỏ cách đầu mắt kia chừng mươi phân, gắn nồi thuốc tựa như nồi thuốc ống điếu (dố), đổ nước tới mức nồi thuốc. Khi hút vê thuốc nhét vào nồi, kê mồm vào miệng ống, châm lửa hít một hơi dài cho cháy hết thuốc, từ từ nhả khói ra. Nếu ngắn hơi, bặp bặp (vừa hít vừa thở) nhiều lần, lần sau cùng cố một hơi cho cháy cạn thuốc. Nhìn một người hút thuốc lào sành điệu, tôi thấy có cái gì đó vừa thành khẩn say mê, quên hết sự đời, vừa cho một hình ảnh rất đẹp lúc nhả khói. Dân thuốc lào còn phân biệt điếu cày và điếu ục. Điếu ục bằng ống bương to hơn. Dân miền Tây Bắc thường dùng điếu ục.


Về thực dụng, tre không bền bằng cây gỗ hay kim loại, song về nghệ thuật, tôi thấy tre trội hơn. Chụp ảnh một “cầu tre lắt lẻo” có người quang gánh đi qua, hay chụp một hàng rào tre ngoằn ngoèo có mấy em bé tan trường về, dễ đẹp hơn, dễ gợi cảm hơn là ảnh một cầu đúc hay cầu sắt. Cũng vậy, nhìn người hút thuốc lào bằng điếu nhôm tôi có cảm giác thuốc không ngon, thiếu đậm đà và không thực…Nếu phải kể công dụng của Tre, Bương…thì còn nhiều nhiều…, tùy nhu cầu và sinh hoạt mỗi địa phương.

Mây đi đôi với Tre, bổ sung nhau trong việc chế tạo đồ dùng hàng ngày, nhất là dân nghềø nông, nghề biển. Mây cũng cho những sản phẩm thủ công giá trị về thẩm mỹ, thu hút khách tiêu thụ không chỉ trong nước mà cả ngoại quốc. Mây đi với tre vì có những phần tre không kham được, như lúc đan kết đồ vật cần sợi dài. Mây rừng dài từ ba bốn mét, mây dai dẻo hơn tre, rất tiện trong công việc tạo hoa văn tỉ mỉ trên đồ dùng (2). Mây hiếm hơn Tre vì Mây ở rừng, thuộc loại dây leo, có vòi gai móc, khó lấy, sơ ý là bị rách da. Ghế mây, gối mây, giỏ mây… Mây làm ra những mặt hàng cao sang đắt giá hơn. Cùng họ với Mây có Song, thân lớn, cứng chắc, làm sườn ghế bàn, hoặc chẻ ra thành sợi nhỏ để đan. Theo những người làm nghề tre đan ở Phú Vinh (3) (huyện Chương Mỹ, Hà Tây) cho biết, thì Song có nhiều ở vùng Quảng Nam Đà Nẵng, và là nguồn cung cấp cho các làng nghề phía Bắc. Mây Tre như đôi bạn chí cốt thường có nhau.

Hình ảnh Tre hiện diện thường xuyên trong đời sống và đi vào lòng người khá sâu đậm, nhất là những ai đã sinh ra và lớn lên giữa lũy tre xanh, thì rất dễ có cảm xúc khi nghe những vần ca dao nhắc đến tre. Mây trên rừng, tre ngay bên hè nhà, tre bao bọc nơi ăn chốn ở, lũy tre làng như hàng rào che chắn gió bão, như ranh giới của một địa phương.


237h5.jpg


Đường làng (Cao Bằng).


“Sau lũy tre xanh” hàm ý gói ghém tình tự quê hương, chốn riêng tư nhiều gắn bó. Ra khỏi lũy tre xanh là tha phương cầu thực, rời xa nơi đã in đậm bao nhiêu kỷ niệm một thời. Cho nên, mỗi khi nhớ quê nhà là hình ảnh lũy tre, bến nước con đò lại hiển hiện ray rứt tâm tư. Tre quả thực ăn sâu vào tâm thức người Việt, từ hình ảnh lũy tre, cho đến những sản phẩm chế tạo từ tre, Tre bàng bạc khắp nơi, Tre nhắc nhở cả gia phong đạo đức. Có lần ghé qua phố cổ Hội An, tôi vô cùng thích thú khi thấy những câu chữ Nho viết trên ống tre hun khói: Phước Như Đông Hải, Khang Thái Giai Lão Bách Niên.(4)


237h4.jpg


Măng tre Phú Thọ


Tre non nhú lên khỏi mặt đất chừng ba bốn mươi phân, gọi là măng, nếu không muốn để thành tre thì bẻ làm thức ăn. Măng thịt mềm, có hương vị hăng hăng đặc biệt, dùng nấu nhiều món ăn mà xứ khác dù có măng cũng không biết. Măng luộc, măng xào, măng chua…thịt xáo măng. Trên nguồn còn có Giang cùng họ với tre, người ta bảo măng giang ngon hơn măng tre, tôi chưa được ăn bao giờ nhưng nghe câu: “Canh măng giang nấu cá ngạnh nguồn”, thấy cũng hấp dẫn. Cá ngạnh, có nơi gọi là cá ngát, là loại cá sông, giống như cá trê, nhỏ bằng ngón tay, thịt ngọt thơm, không mỡ, thôn quê thường kho khô hay nấu canh, tuy vậy làm cá ngạnh dễ bị ngạnh cá châm tay, nhức buốt không chịu nổi nhất là vào mùa rét. Giống cá này ưa châm chích mà kém chịu lạnh. Hồi còn nhỏ tôi có lần đi xúc cá ngạnh, trời rét quá cá nổi đầy trên mặt nước. Từ ngày bỏ quê ra tỉnh, mãi những năm về sau, tôi chưa một lần gặp lại thứ cá nhỏ con ngon thịt này. Ngày nay các quán ăn có món vịt nấu măng, bún măng…Măng khô dùng nấu cỗ bàn vào dịp Tết.


“Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nướng trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng còn con”.

(Quốc văn giáo khoa thư) (5)


Trên nguồn còn có măng sặc (Reed), loại tương cận với trúc, thân chỉ bằng ngón tay, người vùng Tây Bắc luộc chắm với muối gia vị đặc biệt. Không quen rất khó ăn (6). Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Tứ thì có câu:


Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen , Hạ tắm ao.


Tuy thế chưa thấy ai ăn măng trúc, có lẽ măng trúc chẳng đáng bao nhiêu so với măng tre, hơn nữa Trúc là loài đặc biệt quí phái, được dùng làm biểu tượng cho người quân tử. Ngõ vào nhà thường trồng trúc hai bên. Ngày trước cụ Tam Nguyên Yên Đổ mượn trúc nói về cảnh thanh bần lạc đạo:


“'Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.


Thời Đệ nhất cộng hòa ở miền Nam, con dấu của chính phủ dùng hình khóm trúc do ý nghĩa: “Tiết trực tâm hư” (đốt thẳng, ruột rỗng – chí công vô tư). Trúc được chọn trong bộ tranh Tứ Bình nói về hoa lá bốn mùa: Mai, Lan, Cúc, Trúc.


(Còn tiếp)

Trần Công nhung

05-2008


(1)Lồng chim cần lóng dài, như lồng Họa Mi, Sơn Ca, lóng ngắn vấp mắt khó chuốt, lồng không đẹp, xem bài Làm Lồng trang 20 BVNCCK.

(2)Sẽ nói rõ trong bài “Nghề tre đan”

(3) Xem “Nghề tre đan” trong những kỳ tới

(4) Phố Hội trang 161 QHQOK tập 1

(5)Giáo dục phong kiến dạy con người có tình có nghĩa, có ý thức đạo đức gia phong, ngày này không còn thấy trong nhà trường. (không có môn công dân, đức dục).

(6) Bản làng Điện Biên trang 143 QHQOK tập 4


Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 9, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện tình trên quê hương), Về Nhiếp Aûnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, mỗi tác phẩm đều có nhiều phụ bản ảnh màu.

Liên lạc: Tran Cong Nhung P.O.Box 254 Lawndale, CA. 90260 email: trancongnhung@yahoo.com Website: www.ltcn.net
*****************************
source
Vien Dong Daily

Tuesday, 1 December 2009

Áo tắm Tommy Bahama Xuân-Hè 2009



Cập nhật lúc 12:45:47 AM - 01/06/2009

TOMMY-BAHAMA_Bahama_005_med.jpg

(Ảnh: Nhóm truyền thông Mercedes-Benz Fashion Week. )

Nhãn hiệu Tommy Bahama ở Seattle gắn liền với miền biển vùng nhiệt đới, từ quần áo, giày dép, vật dụng trong nhà, đèn cầy, xà bông, kem, nước hoa, đến những quá cà phê trang trí như ở ngoài biển.


TOMMY-BAHAMA_Bahama_026_med.jpg

Nhãn hiệu Tommy Bahama ở Seattle gắn liền với miền biển vùng nhiệt đới, từ quần áo, giày dép, vật dụng trong nhà, đèn cầy, xà bông, kem, nước hoa, đến những quá cà phê trang trí như ở ngoài biển. Còn Tommy Bahama là một nhân vật trong trí tưởng tượng của ba nhà sáng lập ra công ty này: Bob Emfield, Lucio Dalla Gasperina, và Tony Margolis. Chỉ 9 năm sau, doanh thu của công ty họ lên đến 300 triệu Mỹ kim. Mùa Xuân 2009, Tommy Bahama lại đưa đến người tiêu thụ những kiểu mẫu áo tắm mới, rất thoải mái, của vùng biển nhiệt đới xanh thẩm, với những nam thanh nữ tú dạo chơi ung dung.

TOMMY-BAHAMA_Bahama_042_med.jpg

TOMMY-BAHAMA_Bahama_077_med.jpg

TOMMY-BAHAMA_Bahama_206_med.jpg

TOMMY-BAHAMA_Bahama_210_med.jpg

TOMMY-BAHAMA_Bahama_213_med.jpg
source
Vien Dong Daily