Friday 26 February 2010

Một loài hoa mãi ngát thơm


Cập nhật lúc 3:30:05 AM - 21/02/2010

khanhha1.jpg


Ai dám bảo Nàng già?
Nàng, vẫn đẹp, rất đẹp nữa là khác.


Những ngọn lửa của thập niên 70, 80, 90 cuồn cuộn bốc cháy, đầy đam mê. Thì ngày nay được Nàng e ấp giấu kín vào phía đằng sau tà áo dài.
Nhưng lạ, mặc dù chiếc áo dài làm Nàng thêm chút đằm thắm, nhưng lại càng làm nàng hấp dẫn hơn nữa. Bởi vốn dĩ của tà áo dài là như vậy rồi. Và chiếc áo dài cũng vẫn không thể che lấp đi được cái nút ruồi nồng nàn giữa hai cánh ngực của Nàng. Một chút gì đó mờ mờ, ảo ảo càng đẹp vô cùng...
Ngọn lửa Nàng có thể làm bừng cháy hai ngàn chiếc ghế trong một khán phòng, không còn một chỗ trống nào cả.
Làm thay đổi màu sắc không gian của một khán phòng cũng là Nàng.
Mà thời gian cũng không là vấn đề, bởi Nàng có thể hát liên tục nhiều bài hát theo lời yêu cầu của khán giả với những tiếng bis...bis...bis.
Nàng là ngôi vị số một trong thế giới nhạc thính phòng trong suốt bốn thập niên qua.
Tên của Nàng là Khánh Hà.
Một chút xíu thôi, chút xíu gió của Đà Lạt, nơi Khánh Hà cất tiếng khóc chào đời, đã làm nên một cái gì đó như thể là nghèn nghẹn trong lời ca. (Một chút xíu thôi, bởi vì Khánh Hà sinh ra tại Đà Lạt, nhưng chỉ sau đó vài tháng là cùng gia đình về sống tại Sài Gòn).
Tiếp theo đó, nắng Sài Gòn đã làm nên một Khánh Hà khỏe hơn trong tiếng hát, mặn mà hơn trong làn da ngăm ngăm đen bánh ít, và sexy hơn trong cách chọn lựa cho mình những “bộ cánh”, và một phong cách diễn riêng, hoàn toàn không giống ai, mà cũng chẳng ai có thể giống được Nàng.
Độc đáo nhất vẫn là cái đẹp miên viễn mà Mẹ dành riêng cho một mình Hà, đó là đôi mắt. Một đôi mắt tròn xoe. Đôi mắt làm cho Hà không bao giờ già được, đến bây giờ mà Hà vẫn ngây thơ đến tội nghiệp. Mà đúng thật, người ta vẫn thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Đố ai mà tìm thấy những cân đo, toan tính trong đôi mắt này.
Đâu phải cứ “hồng nhan” là “bạc phận”. Khánh Hà đến Mỹ năm 1975, trước hàng trăm ngàn người Việt Nam khác vào thời đó. Một ký giả người Mỹ tên George. Ân nhân của Khánh Hà đưa Hà đến Mỹ bằng chiếc Boeing với ghế nệm êm ái và thực đơn ăn uống đủ ba món.
Còn nữa, chưa hết!!!
Ai dám bảo là “xướng ca vô loài”. Riêng Khánh Hà, hai mươi năm, một mối tình. Gặp gỡ Tô Chấn Phong trong Video Hè 90. Và cũng kể từ đó trăm năm vĩnh cửu một mối tình. Khánh Hà + Tô Chấn Phong. Họ có với nhau một con trai, nay đã 15 tuổi rồi.
Đó là tất cả những lý do mà Khánh Hà có thể hát tất cả các thể loại nhạc. Tha thiết nhất vẫn là những dòng nhạc tình của Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng. Chưa kể đến những loại nhạc cổ điển hay nhạc ngoại quốc.

Tình Ca
Phải nói rằng, hễ ai chưa yêu nhau thì sẽ yêu nhau. Còn ai đã yêu nhau rồi thì sẽ yêu nhau nhiều hơn nữa, khi mà những tình khúc như Em Đến Thăm Anh Đêm 30, Mùa Thu Paris, Này Em Có Nhớ, Tháng Giêng Và Anh, Ngày Đó Chúng Mình, Hạ Hồng... được tiếng hát Khánh Hà hát lên.
“Em đến thăm anh đêm 30
còn đêm nào vui bằng đêm 30
anh nói với người phu quét đường
xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.


Tay em lạnh để cho tình mình ấm
môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm
sao Giao Thừa xanh trong đôi mắt mòn
trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết

Tháng ngày đã trôi qua
tình đã phôi pha
người khuất xa
chỉ còn chút hương xưa
rồi cũng phong ba
rụng cùng mùa

Dòng sông đêm
hồn đen sâu thao thức
ngàn vì sao mọc
hay lệ khóc nhau
đá buồn chết theo sau
ngày vực sâu
rớt hoài xuống hư không
cuộc tình đau.”

(Anh Đến Thăm Em Đêm 30/ Vũ Thành An)

Khổ Đau Ca
Có thể nói rằng, nếu chúng ta đã từng khổ đau trong tình yêu thì khi nghe Khánh Hà hát, tự nhiên thôi, giọt nước mắt sẽ rơi. Nhưng tôi tin chắc là không ai có thể hát tình ca hay bằng Khánh Hà. Từng chữ, từng chữ một... chị nhả ra, như thể nghiến chặt từng nỗi đau, như thể bóp nát từng con tim...

“... Nhớ rất nhiều câu chuyện đó
Ngỡ như là vừa hôm qua
Tôi uớc ao có một ngày gặp lại em, hỏi chuyện em lần cuối cùng
Vẫn con đuờng, con đuờng cũ
Vẫn ngôi truờng, ngôi truờng xưa
Mưa vẫn bay như hôm nào
Nguời ở đâu mình ở đây bạc mái đầu
Này em hỡi con đuờng em đi đó, con đuờng em theo đó chắc qua bao lênh đênh
Bao gập ghềnh có làm héo hắt, có làm phai úa nét môi đẹp ngày nào?
Này em hỡi con đuờng em đi đó, con đuờng em theo đó đúng đấy em ơi
Nếu chúng mình đã thành đôi lứa, chắc gì ta đã, thoát ra đời khổ đau.
Nếu không còn gặp lại nữa, giữ cho trọn ân tình xưa
Tôi gửi em lời cầu nguyện, đuợc bình yên đuợc bình yên về cuối đời “

(Bài Không tên Cuối Cùng/Vũ Thành An)

Hạnh Phúc Ca
Nhưng rồi, tôi tin là sau những dòng nước mắt đó, thì một khoảng trời mênh mông sẽ được mở ra. Có lối thoát với nhiều con đường với nhiều sự chọn lựa. Cái khoản này thì không biết là chúng ta nên cám ơn các nhạc sĩ hay là cám ơn Khánh Hà?
Chỉ có Khánh Hà hát “Căn Nhà Xinh” thì mới có thể ru ta trong Hạnh Phúc, chỉ khi nghe Khánh Hà hát thì chúng ta mới cảm nhận được cái giá trị thật của hai chữ Hạnh Phúc. Và cũng chỉ có Khánh Hà hát thì chúng ta mới tin rằng Hạnh Phúc là điều có thật.

“Căn nhà xinh, ôi căn nhà xinh
Của tôi đây, với khung cửa ngút xanh
Cửa mở tung gió đón làn nắng mơ
Gặp gỡ sân hoa đầy bướm tơ
Ôi người yêu! Tôi mong người yêu
Ngồi bên tôi dưới căn nhà mút tươi
Cùng đùa chơi với lũ mèo vẫy đuôi
Hoặc với chó con nhẩy nhót vui


Ngày đêm tôi mong ước người ơi!
Gần bên tôi suốt một kiếp người
Ràng buộc mãi mãi vào duyên đôi
Ôi gần bên tôi, gần bên tôi
Phải gần bên tôi sống bên nhau suốt đời
Ta nằm đây, đôi ta nằm đây
Cùng nhau đắp chung mảnh chiếu hoa
Và ta nghe tiếng, tiếng trẻ hút vui
Giữa sân hoa hồng thắm tươi

Ngày đêm tôi mong ước người ơi!
Gần bên tôi sẽ mãi mãi suốt đời
Ràng buộc sớm tối vào duyên đôi
Phải gần bên tôi, về tới xa vời
Người ơi người, người ơi người
Gần nhau suốt đời, gần bên nhau mãi thôi!”

Căn Nhà Xinh / Phạm Duy

Tình Mẫu Tử
Có lẽ trong nỗi đau mất Mẹ, cho nên tiếng hát của Khánh Hà lại càng tha thiết hơn. Đồng ý là ai trong chúng ta cũng có một người mẹ để yêu, để kính. Nhưng khi nghe Khánh Hà nhả từng chữ “m...ẹ ơ...i!”, thì cũng giống như trong cơn tuyệt vọng của cuộc đời ta, chỉ có một người duy nhất dang rộng vòng tay đón đợi...

“...Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.”

Lòng Mẹ / Y Vân

Nhạc ngoại quốc
Đố ai biết được là ca sĩ Mỹ hay đang là Khánh Hà? Khi nghe Hà cất cao tiếng hát những ca khúc quốc tế bất hủ như All At Once, Memories, My Way, Only You, Romeo & Juliet….

Thánh Ca
Nhiều vô kể, làm sao nói hết khi mà một tài năng gói gọn trong một người phụ nữ mang một dáng dấp bé nhỏ. Nhưng cuối cùng thì không thể nào không nhắc nhở đến Thánh ca.
Cám ơn Khánh Hà! Vì dù là người ngoại đạo, nhưng nghe Khánh Hà hát thánh ca thì bỗng nhiên biết yêu Chúa, và nhất định thật sự cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng trong cõi yên bình.
Hãy dành trọn thời gian cho một bài Thánh ca này bạn nhé, rồi sẽ thấy trọn vẹn một đức tin nơi này.

“Tôi không còn cô đơn
Buồn khô héo bên dòng đời
Tôi không còn cô đơn
Mặc cho năm tháng trôi xuôi
Tôi không còn cô đơn
Dù rằng bờ vai vất vả
Thuyền lòng ngổn ngang mấy ngả
Lênh đênh tìm một mái nhà
Tôi đã gặp niềm vui

Từ khi lắng nghe lời nguyền
Tôi đã gặp niềm vui
Mừng lên trong đáy tim tôi
Tôi đã gặp niềm vui
Từ ngày tình yêu sáng tỏ
Mở rộng hồn tôi bé nhỏ
Dắt tôi đến miền tôi mơ
Chúa đã dạy tôi
Yêu Chúa, yêu người
Chúa đã dạy tôi
Yêu người như chính thân tôi
Tình yêu chân chính
Vì nghĩa quên mình
Còn gì cao quý bằng tình yêu biết hy sinh
Chúa đã dạy tôi
Nhân ái công bình
Manh áo hạt cơm, vui buồn chia sớt cho nhau
Nhìn nhau không nói mà ý khôn vơi
Lòng đau đừng cô đơn nữa người ơi.”


(Album Kính Dâng Ngài/Tôi Không Còn Cô Đơn/Vũ Thành An)

Cuối cùng,
cám ơn Khánh Hà.
Và duy nhất chỉ có một mình Khánh Hà mới có thể cho chúng ta:
Một cảm nhận của Khổ Đau.
Và nhiều cảm nhận của Hạnh Phúc…

ht, nguyễn

source

VienDongDaily

CON DIỀU


Nguyễn Hưng Quốc Blog

Chùm truyện cực ngắn của Nguyễn Viện

Nguyễn Viện
Hình: vietnamlit.org

Trong giới viết văn xuôi tại (...) hiện nay, Nguyễn Viện hầu như là nhà văn duy nhất dám đối diện với các vấn đề (...) nóng bỏng và nhức nhối nhất của đất nước. Ông đối diện với những vấn đề ấy – cũng có nghĩa là đối đầu với vô số những (...) chung quanh– chỉ với một vũ khí duy nhất: tiếng nói. Thừa can đảm, nhưng Nguyễn Viện cũng sáng suốt đủ để biết rõ tiếng nói của người cầm bút, cũng như của giới trí thức nói chung, không phải lúc nào cũng trong sáng và có sức mạnh như ý. Ở bên này, đã vậy. Ở bên kia, cũng vậy. Không có chút ảo tưởng.

Xin mời quý bạn đọc thưởng thức chùm truyện cực ngắn mới nhất mà nhà văn Nguyễn Viện muốn tặng, trước hết, cho độc giả trên blog của chúng ta.

À, mà bạn có muốn làm một con diều không nhỉ?

Riêng tôi, lúc nào tôi cũng ngưỡng mộ những người dám sống với trạng thái “chao đảo và chơi vơi”.

Đúng như Nguyễn Viện viết, để sống như thế, người ta cần phải tự tin ghê lắm.

NHQ

NGUYỄN VIỆN
TÔI Ở PHÍA BÊN KIA


Hắn nói: “Chúng tôi muốn ông đóng một vai trò tương xứng và hữu ích”. Tất nhiên, cả tôi và hắn đều hiểu giống nhau “tương xứng và hữu ích” là như thế nào. Thế là tôi trở thành kẻ được chọn.

Tôi không cần phải chuẩn bị gì. Người ta dẫn tôi ra trước đám đông và nói: “Đây là con của giao hòa”. Bổn phận của tôi là cười với tất cả mọi người. Và tôi đã nở một nụ cười thật tươi. Tôi cúi chào chung quanh. Không có tiếng vỗ tay. Hắn đứng sau lưng tôi bảo: “Ông cứ nói đi, tất cả mọi người đang lắng nghe ông”. Và tôi nói: “Chúng ta là một thực thể, chúng ta cũng là một thực tế, và chúng ta cũng sẽ là một khả thể”. Không có ai phản đối. Tôi nói tiếp: “Chúng ta ai cũng phải ăn, ai cũng biết nghĩ và tất nhiên suy nghĩ của chúng ta không giống nhau. Bởi thế tôi đã được sai đến. Tôi là giao hòa”. Vẫn im lặng. Hắn đứng sau lưng bảo: “Tốt lắm, tiếp đi”. Và tôi nói: “Ai cũng sẽ có chỗ của mình. Đàn ông và đàn bà, phụ lão và thiếu nhi, hãy rửa ruột để ơn phúc được chứa đựng”. Hắn đá vào chân tôi, nhắc: “Biện chứng duy vật”. Tôi hắng giọng: “Tôi nói các bạn có nghe rõ không”? Trong lúc các tiếng ồn từ từ dậy lên, tôi nghĩ: “Đây là vấn đề thể thức”. Và tôi quay lại, muốn nhìn vào mặt hắn, nhưng không còn thấy hắn đâu nữa.

TÔI Ở PHÍA BÊN NÀY

Hắn nhốt tôi vào trong một cái thùng, bảo: “Đấy, mày muốn nói gì thì nói”. Được nói thì dẫu nói trong một cái thùng thì cũng hơn không. Và tôi nói: “Đây là tiếng nói của một cái thùng. Không phải thùng rỗng, vì trong thùng có tôi. Mặc dù là cái thùng nhưng không thể kêu to. Hãy lắng nghe như nghe tiếng của loài muỗi”. Tiếng của tôi dội vào hai lỗ tai, lùng bùng. Tôi cố gắng nói tiếp: “Tôi nói các bạn có nghe rõ không”? Dường như không có bất kỳ ai đã nghe thấy. Tôi nghĩ: “Thế giới này không còn người”. Đáp lại ý nghĩ của tôi, tiếng muỗi vo ve như tiếng sáo diều. Tôi lại nghĩ: “Tại sao mình lại không mường tượng đó là tiếng sáo diều để được nhìn thấy trời cao rộng”. Tôi nghĩ tiếp: “Nhất định khi nào mình ra khỏi cái thùng này sẽ phải làm một con diều cho thỏa sự mơ mộng và thơ ngây”.

CON DIỀU

Ít nhất thì nó đã bay lên khỏi mặt đất gần 100 thước. Thật ra, tôi vẫn có thể leo lên một building ba bốn chục tầng nhấm nháp ly cà phê và nhìn xuống thế giới bên dưới. Nhưng ngồi trên một cánh diều thì cảm giác khác hẳn. Chao đảo và chơi vơi.

Cái cảm giác không có chỗ dựa và cũng không phải tự do thật khốn khổ. Làm thế nào duy trì được cảm thức bay bổng và trạng thái an toàn không phải là điều dễ dàng. Chỉ còn một sự trông cậy duy nhất, tin vào chính mình. Nhưng cỡi lên lưng cọp hay ngồi trên cánh diều thì cũng chẳng khác nhau mấy. Cuộc đời không còn tùy thuộc vào mình mà nó tùy thuộc vào sự run rủi. Dù sao tôi cũng phải dự trù tình huống diều đứt dây hay mất gió cắm chúi xuống đất. Trong trường hợp ấy, tôi nghĩ, một vài giây đủ để tôi vẽ một đường bay đến chân trời.

16.2.2010

************************

source

VOA Vietnamese

Wednesday 24 February 2010

Bùi Giáng, Đi về với gió du côn


Nguyễn Xuân Hoàng và Bạn hữu



Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào

(Chào nguyên xuân, Mưa Nguồn. BG)

Bước ai đi vào, hay bước chân rất nhẹ của Bùi Giáng. Và nói về anh nữa có là sai.

Họ Bùi tuổi Cọp hút heo, Vèo bay khói thuốc mốc meo linh hồn” (Chào mừng Sài gòn 1989. Thơ Bùi Giáng, trang 56, Việt Thường, Canada, xb1990). Như vậy anh sinh năm Dần, mất cũng năm Dần …(1)

Sách báo bài viết đã quá nhiều, cứ góp thêm từng kỷ niệm, nhớ anh những ngày xưa, cũ. Năm 1989, những ngày tôi bận rộn dọn dẹp xưởng vẽ trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn đình Chiểu, Tân Định để cùng gia đình đi Mỹ, không biết linh tính thế nào, anh Bùi Giáng ngày nào cũng ghé chơi. Sáu giờ sáng đã đến kêu cửa. Đi xích lô từ Gia Định qua và kêu tôi ra trả tiền. Anh thường dậy và đi thật sớm. Bốn năm giờ sáng đi, cho đến chín mười giờ tối trở về căn chòi ở góc vườn nhà người cháu đường Lê quang Định, Gia Định. Một căn chòi khoảng hai thước vuông,vách ván, vá víu thêm những miếng các tông thùng. Bên trong chỉ cái giường gỗ duy nhất, quanh năm treo mùng, chiếc mùng trắng cũ ngã màu vàng ố. Quanh phòng đầy giấy vụn, áo quần, giày cũ đủ loại, mỗi thứ một chiếc khác nhau, anh đi lượm về. Một ngọn điện vàng, một cây đèn dầu, những chiếc bị lác xơ xác, cái mũ, chiếc nón lá rách và vài ba quyển sách cũ… Quyển Lễ Hội Tháng Ba là quyển anh giữ bên người lâu nhất, anh ghi đủ thứ, trên mỗi ngày rong chơi phố thị. Anh tặng tôi quyển sách ấy rồi sau đòi lại…

Bui Giang

Anh đã ở qua rất nhiều nơi, những năm 1960, đường Phan thanh Giản, nhà cháy, về đường Trương tấn Bửu, có lúc ở trong Đại học Vạn Hạnh. Thời kỳ này anh vẽ nhiều tranh bột màu trên giấy, có khi là bút chì sáp, nhiều nhất là bút bi. Đã triển lãm tranh bột màu lần duy nhất tại nhà sách Albert Portail (về sau là nhà sách Xuân Thu, đường Đồng Khởi, Sài Gòn).

Sau 1975, anh về nhà người cháu như kể trên. Đây là một xóm rộng, nhiều ngõ ngách, nhiều cây xanh im mát của vùng Gia Định. Xóm này là nơi anh đi về thân quen, đám trẻ nít hay chạy giỡn múa may theo anh. Trước khi về nhà, anh thường ghé quán tạp hoá đầu ngõ mua các thứ linh tinh hay uống ly rượu đế. Thích nhất là quán cô Thu ở gần nhà anh sâu trong ngõ, vì cô Thu hay bênh vực khi anh bị đám trẻ nít theo chọc phá. Bạn đến thăm là rủ đến đó uống bia hơi, bia lên men, rượu đế với vài gói đậu phụng, hút thuốc cho đến đoạn tàn – mẫu thuốc tàn vất xuống là anh lượm để dành. Anh thích vậy. Đi ăn hủ tiếu mì thì thích ngồi chồm hổm, ăn thịt trước rồi mới ăn xác, và húp cạn nước sau. Hỏi vì sao khi nào cũng lượm thịt ăn trước thì anh nói ăn cái ngon trước, lỡ nửa chừng chết sao …Chỗ anh hay ghé nhất là quán cà phê Huy Tưởng (2) ở ngã ba đường Trần quang Khải và Bà Lê Chân, cạnh chợ Tân Định, đứng múa may, chỉ đường ở đó. Làm gì quá lắm, chỉ có chị Bình (anh gọi là Thánh Nữ muôn vàn), vợ anh Huy Tưởng ra nói thì anh mới chịu nghe. Mỗi lần chở Honda cho anh đi là rất sợ, ngồi sau cứ múa may, đứng lên ngồi xuống rất nguy hiểm. Thường chở anh ghé nhà Hải Phương (3) và chị Quận đường Nguyễn thiện Thuật, Bàn Cờ, và nhà vợ chồng em trai Phạm công Thiện ở hẻm bên hông Đại học Vạn Hạnh. Có khi nhờ chở đi nhận tiền của bà con anh ở nước ngoài gởi về nơi nhà người quen. Thời còn thịnh hành truyện Kim Dung đăng hằng ngày trên các nhật báo Sài Gòn, Bùi Giáng đã đón đọc bằng tiếng Tàu những bài báo mới nhất từ Hồng Kông gởi qua. Đã dịch Kim Kiếm Điêu Linh của Ngọa Long Sinh, Võ Tánh xb 1967. Anh còn là dịch giả tài hoa nhất những tập truyện của Saint Exupery, Albert Camus, André Gide, Gerard de Nerval (Hoàng Tử Bé, Cõi Người Ta, Ngộ Nhận, Khung Cửa Hẹp, Mùi Hương Xuân Sắc…). Năm 1972, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh có ý kiến làm tập Dialogue, đối thoại với các nhà văn, nhà thơ, nhà tư tuởng ở các nước Tây Phương đang ảnh hưởng đến văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Thầy Nhất Hạnh nhờ Bùi Giáng viết lời mở đầu – avant-propos ­- phần bên trong gồm nhiều tác giả viết như Phạm công Thiện viết cho Henry Miller, Vũ hoàng Chương, Tam Ích, Hồ hữu Tường viết cho Jean-Paul Sartre, Simone Weil…Duy nhất có Bùi Giáng viết cho nhà thơ lớn của Pháp là René Char, được chính René Char hồi âm, kèm theo những tập thơ với lời đề tặng trang trọng và quý mến. Bùi Giáng viết rất mông lung mà đã đi vào trái tim của người thi sĩ muôn trùng cách biệt …Năm 1965 cháy nhà, bị mất biết bao sách quý, trong đó có sách của Albert Camus, René Char đề tặng Bùi Giáng, ít ai có được.

Bui Giang

Vui thôi mà, ba chữ mà chúng ta hay nói với nhau ngày nay…là từ Bùi Giáng đã nói với Mai Thảo (4) những năm bảy mươi khi ông [cùng với Nguyễn Xuân Hoàng] làm ở toà soạn tạp chí Văn ở Sài Gòn, nhân Mai Thảo hỏi Bùi Giáng vì sao suốt ngày rong chơi mà viết và làm thơ nhiều đến vậy…Nhiều lần ghé toà soạn, Mai Thảo kể: “Một vài lần khác, chúng tôi đi ra ngoài một lát trở về, thấy ông nằm ngủ ngon lành trên hai cái bàn dài kê liền lại. Giấc ngủ dài, quên đời, quên hết, mặc hết, phải đánh thức dậy. Những lần đó, ông ngồi dậy im lặng, bất động, thì thầm câu Vui thôi mà, vui thôi mà, rồi lặng lẽ bỏ đi, cái bóng dáng gầy đỗ, gầy guộc trong chiều xuống.” (Văn, số 26.tháng 8.1984, California. Một vài kỷ niệm với Bùi Giáng).

Về sách thì phải kể đến nhà xuất bản An Tiêm của Thầy Thanh Tuệ (5), cuối năm 1969 và những năm 1970 gần như là dành riêng in sách Bùi Giáng, bìa và nội dung được chăm sóc kỷ lưỡng. Nhà xuất bản An Tiêm ở đường Lý thái Tổ, Sài Gòn, cũng là nơi họp bạn bè văn nghệ, mỗi lần có sách mới in xong. Ở đó tôi đã gặp Bửu Ý, Nguyễn đức Sơn, Phạm công Thiện …và Bùi Giáng. Chúng tôi ngồi trên căn gác nhỏ thoáng mát ăn nhậu và các vị luôn cãi nhau đủ thứ chuyện …rồi lại ngồi im nghe những dĩa nhạc cổ điển cỡ lớn, là sưu tập riêng rất quý của Thanh Tuệ. Sau 75 phải đem bán chợ trời thật uổng. Nhân nhắc Bửu Ý, có thể nói là người cùng đi bộ với Bùi Giáng dài đường nhất, đi từ Sài Gòn vô Chợ Lớn thường xuyên. Những năm 60 Bửu Ý từ Huế vào làm báo Mai của Hoàng minh Tuynh, người đã cùng với Huỳnh văn Lang làm tờ Bách Khoa những năm khởi đầu.

Bùi Giáng đặc biệt mê tranh Chagall dù cuộc đời anh khốc liệt không kém Van Gogh, trong tập thơ Ngàn Thu Rớt Hột, Lá Cồn xuất bản năm 1963, có hai bài: Marc Chagall, Lý Bạch và Chagall. Bài Marc Chagall, năm 1973 in lại trong Bài Ca Quần Đảo, nhà xuất bản Nguyễn đình Vượng, anh đề tặng Nguyễn sỹ Tế (6). Đọc lại, thấy thơ anh đôi khi là một vẻ đẹp huyền bí, thơ mộng:

Buổi về đắm lụy điêu linh
Còn nguyên xứ sở mang hình chiêm bao
Máu se tàn lạnh điệu chào
Trên đầu phố lạ vẽ màu quê chung

(Marc Chagall, Ngàn Thu Rớt Hột, trang 39)

Anh thường la cà đến chỗ vẽ của Đỗ quang Em, khi nào cũng ghé tôi cùng đi. Lần Trịnh công Sơn, Đỗ quang Em và tôi bày tranh chung tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc, từ 14 đến 24 tháng giêng 1989 (trước 1975 là Alliance Francaise, đường Gia Long, Sài Gòn. Nơi này, Hội Họa Sĩ Trẻ chúng tôi thường mượn để họp và bày tranh. Nhớ nhất là Chú Tư, luôn cầm chiếc khăn trắng lau mấy chiếc ly thuỷ tinh ở quầy rượu). Buổi bế mạc phòng tranh anh ghé đến đòi uống whisky, say quá phải đưa anh về xưởng vẽ tôi nghỉ. Sẵn giấy màu anh cao hứng tự vẽ chân dung mình …thật đã.

Hai người bạn ở nước ngoài về rất mê anh là Ngô văn Quế (Ngô văn Tao) ở Canada, Nguyễn chí Trung ở Đức. Trong tập thơ Mây, xuất bản tại Montreal, Canada, 1988, Ngô văn Tao đã viết: “Nhưng một hai trăm năm nữa, thời đại của chúng ta có nhiều nước mắt, có nhiều chờ đợi, sẽ chỉ còn là một gợn sóng trong muôn ngàn gợn sóng của lịch sử. Khi những công trình zù bằng đá hoa sẽ đi vào hoang phế để lại mấy vụn xương khô, thì thơ văn của Bùi Giáng sẽ tồn tại trong sử sách” (Bùi Giáng thi nhân, trang 180). Nguyễn chí Trung làm hàng trăm bài thơ lục bát mang âm hưởng Bùi Giáng …

Bùi Giáng rất chí tình với bạn bè, ngày Thanh Tâm Tuyền (nhà thơ nổi tiếng trong nhóm Sáng Tạo, đã mất tại thành phố Saint Paul, Minnesota ngày 22.3.2006, thọ 70 tuổi) từ (...) về, một buổi sáng sớm, đã thấy Bùi Giáng đến thăm, mặc dầu anh ở trong ngõ khó tìm. Bùi Giáng có trí nhớ rất tốt, hang cùng ngõ hẻm nào anh cũng tìm ra.

Trong trại cải tạo Long Giao năm 1976, Thanh tâm Tuyền đã làm bài thơ Xuân đề tặng BG:

Vẫn thấy trong mơ đời trở giấc
Cỏ cây rù quyến gió hoang đàng

Trời xanh cao vút giếng nước ngọc
Đất hiền thở hương nắng thênh thang.

(Thanh tâm Tuyền, Thơ ở đâu xa, Trầm phục Khắc xuất bản, California, 1990)

Gió hoang đàng của Thanh Tâm Tuyền và Đi về với gió du côn của Bùi Giáng, theo tôi là hai ngọn gió chướng, mang ngôn ngữ ảo diệu, là hồn thơ mở phơi hào hứng một thời của Saint-John Perse, Yves Bonnefoy:

Đi về với gió du côn
Mở giông bão xuống cõi tồn sinh phai
Mép rìa vòm cỏ hương bay
Mở trang nhảy múa trên ngày phù du

(Đi Về VII, Thơ Bùi Giáng, Việt Thường xuất bản, Canada 1990)

Bui Giang

Bùi Giáng, anh đã nhảy múa trên tháng ngày phù du, cho đến khi ngã quỵ, hôn mê…từ giã cõi đời ngày 7 tháng 10 năm 1998. Anh đã: “…Tận hiến hết cả đời mình cho Duy-nhất Thơ-ca, từ buổi sơ ngộ đầu đời cho đến những giây phút cuối cùng về với chốn lâm chung. Tận hiến mà không hề nhận lại một sự bù đắp nào đối đãi nào của nhân thế, trút gửi hết thảy xương máu và hồn phách, lưu lại ở đời như vay tạm một hình cốt mong manh bi thiết và mộng mị. Với riêng tôi, hình ảnh đắm chìm của tận hiến hung hiểm đó chính là một tượng đài vĩ đại đến khủng khiếp của Thiên tài thơ Bùi Giáng …”
(Lời đọc trước mộ của nhà thơ Huy Tưởng)

Hình ảnh Bùi Giáng có thể là một tượng đài vĩ đại, nhưng chỉ ước mong sao có một tượng chân dung nhỏ của anh trong một góc công viên, hay sân chùa nào đó ở Sài Gòn, Gia Định hay Đà Nẵng, để chúng ta không còn thấy anh “nhe răng cười trong bóng tối” và để đôi khi khách du lịch còn được giới thiệu: tượng chân dung một nhà thơ kỳ lạ nhất Việt Nam.

ĐINH CƯỜNG
Virginia
, 12.2009

(1) Tiểu Sử Bùi Giáng có thể xem bài:

- Đặng Tiến - Sơ thảo tiểu truyện Bùi Giáng - có công phu xác minh rõ ràng nhất

- Bùi Giáng, Tiểu sử tự ghi (in lại trong Bùi Giáng trong cõi người ta, nhà xuất bản Lao Động. Trung Tâm Văn Hoá Ngôn Ngữ Đông Tây. Hà Nội 9.2008)

Các bài viết cuả những tác giả trong gia đình Bùi Giáng:

- Bùi công Luân: Chị và Anh.

- Bùi văn Vịnh: Về Bùi Giáng (bài nói tại Ngày Hội Thi Văn và Tư Tưởng Bùi Giáng -

California, 21.10.1995).

- Bùi văn Nam Sơn: Vài nét về Bùi Giáng.

(Chớp Biển .Thơ Bùi Giáng . Gia đình kỷ niệm 70 năm sinh, Sài Gòn - Anaheim - Koln -1996).

(2) Huy Tưởng, nhà thơ, hiện nay có quán ăn FaiFo, đường Huỳnh tịnh Của,Tân Định, Sài Gòn.

(3) Hải Phương, nhà thơ, San José – California.

(4) Mai Thảo, 1956 chủ trương biên tập tạp chí Sáng Tạo 1974, chủ trương tạp chí Văn. Mất ngày 10.1.1988, California.

(5) Thanh Tuệ, cùng gia đình sống tại Pháp, mất năm 2006, California.

(6) Nguyễn sỹ Tế, nhà giáo, viết khảo luận văn chương …mất năm 2005, California.

source

VOA Vietnamese

Mê đắm với “thiên đường" Vinpearl Land


Du lịch
Thứ sáu, 15/1/2010, 15:8(GMT+7)
NHA TRANG:

GiadinhNet - Đặt chân tới thành phố Nha Trang, chúng tôi như choáng ngợp giữa khung cảnh thiên rừng và biển cảm giác mệt mỏi sau một chuyến bay dường như tan biến khi được hít thở cái không khí của thành phố biển đẹp nhất miền Trung này…
Hành trình đến với “Thiên đường”

“Thiên đường Vinpearl Land” chúng tôi chọn nằm khuất giữa vịnh biển hẻo lánh. Ngồi trên Ca nô - là một trong hai phương tiện riêng được dùng để đến vớiVinpearl Land - làm cho du khách có cảm giác thoát ra khỏi cuộc sống đời thường.

Cáp treo Vinpearl Land trong ráng chiều.

Khu resort này tọa lạc trên đảo Hòn Tre, ngay trên vịnh Nha Trang, ở đây chúng tôi vừa có thế nghỉ ngơi trong không gian tĩnh lặng và hít thở khí biển trong lành của vịnh Nha Trang - một trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới, vừa có thể vui chơi thoải mái tại một khu vui chơi giải trí hiện đại, tất cả đều được bố trí hợp lý tại hòn đảo tuyệt đẹp này.

Resort này được xây dựng với khu bảo tồn tự nhiên bao quanh. Chúng tôi không thể tin được đây sẽ là “nhà” của mình trong mười ngày tới. Nhân viên resort trong những bộ đồng phục áo dài màu sen tha thướt chào đón khách và hướng dẫn chúng tôi lên xe tuk tuk chạy về với khu biệt thự biển.
Từ tháng 1/2010 đến hết 20/4/2010
Những cặp uyên ương đến với “Thiên đường hạnh phúc” - Vinpearl Land sẽ được trải nghiệm một kỳ nghỉ tình yêu hoàn hảo chỉ với 362$++ cho 3 ngày 2 đêm hoặc 486$++ cho 4 ngày 3 đêm.

Các cặp vợ chồng trẻ sẽ được 1 phòng ngủ lãng mạn; Chụp ảnh miễn phí để lưu giữ các khoảnh khắc hạnh phúc; Được tặng phiếu massage chân miễn phí; Miễn phí ba bữa buffet sáng, trưa và tối với một bữa tối lãng mạn dành riêng cho hai người; miễn phí đưa đón sân bay; vui chơi thoải mái tại khu vui chơi giải trí Vinpearl Land…

Khi chúng tôi chạy ngang qua con đường nhỏ đầy hoa và những vòm cây xanh mướt phủ trên đầu, những chú bướm xinh nhiều màu sắc bay nhộn nhịp trong khí trời ấm áp và những chú chim thản nhiên đậu trên nền đất thơm.
Cuối cùng, trong cảm giác hồi hộp và sung sướng xen lẫn, chúng tôi đến với căn biệt thự biển của mình, nội thất của căn biệt thự nhỏ thật ấm, mộc mạc mà sang trọng. Ngồi từ cửa sổ phòng ngủ, ta có cảm giác như với tay ra được với triền cát trắng với những con sóng nhỏ đang nhảy nhót.
Khách sạn có một hồ bơi riêng, một quầy bar lộng gió với tấm phù điêu thật lớn, ôm trọn khung cảnh đẹp ngây ngất của bờ vịnh thanh bình.

Mỗi buổi sáng chúng tôi thức dậy trong tiếng sóng vỗ vào bờ cát ngay trước cửa phòng, ngắm những vạt nắng đang thi nhau đùa giỡn trên mặt biển. Và mỗi buổi chiều, chúng tôi cùng nhau ngồi trên chiếc võng ngắm hoàng hôn phủ đầy không gian và tối dần nơi chân trời.

Chúng tôi còn dành hẳn một ngày để khám phá khu vui chơi giải trí Vinpearl Land. Ngay khi bước vào cổng, chúng tôi có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích với vô vàn điều kỳ thú.
Vinpearl Land, chúng tôi không chỉ thư giãn trong tĩnh lặng mà còn có được những khoảnh khắc sôi động và những ấn tượng khó quên khi tham gia những trò chơi vui nhộn hay những môn giải trí cần sự linh hoạt, khéo léo… Tham gia các trò chơi tại Công viên giải trí Vinpearl, tôi như cảm thấy mình thêm hưng phấn, trẻ trung và yêu đời. Tại đây, chúng tôi còn được thưởng thức những màn trình diễn nhạc nước độc đáo - là sự kết hợp tinh xảo của nước, âm thanh và ánh sáng.

Điều đặc biệt là, không nhất thiết phải lặn xuống đáy biển mới có thể khám phá lòng Đại dương, ngay khi đặt chân lên những bậc thang của Thủy cung Vinpearl, chúng tôi đã cảm thấy như đang lạc vào thế giới dưới nước diệu kỳ để chiêm ngưỡng vô vàn loài sinh vật biển quý hiếm, độc đáo từ góc nhìn dưới đáy nước, trong làn ánh sáng lung linh.

Hành trình cảm xúc tại Vinpearl đưa chúng tôi đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, những niềm vui, hạnh phúc và đam mê, những khám phá và trải nghiệm sẽ mãi được lưu giữ trong từng bước chân chúng tôi đã in dấu nơi đây.
* Chùm ảnh khu nghỉ dưỡng Vinpearl Land:
Khi màn đêm buông xuống, khu nghỉ dưỡng Vinpearl Land rực sáng trên vịnh biển Nha Trang.

Các cặp uyên ương sẽ có một kỳ trăng mật tuyệt hảo...

Khách sạn có một hồ bơi riêng, một quầy bar lộng gió bên khung cảnh đẹp ngây ngất của bờ vịnh thanh bình.

Hoàng hôn yên bình ở “thiên đường" Vinpearl Land.

Cảnh sắc tuyệt hảo tại thủy cung Vinpearl Land sẽ làm vừa lòng du khách khó tính nhất.
Khi màn đêm buông xuống, Vinpearl Land rực sáng trên nền trời thành phố biển Nha Trang.

Cơ hội tận hưởng kỳ nghỉ “vàng” tại Thiên đường du lịch của Việt Nam

Khởi động cho chiến lược chăm sóc khách hàng, với mong muốn đem đến cho du khách những trải nghiệm về sự hoàn hảo về dịch vụ và tạo bước đột phá về chính sách ưu đãi,… hiện, Vinpearl Resort & Spa đã áp dụng chính sách giá mới.

Theo đó, du khách lưu trú tại Vinpearl resort & spa sẽ được MIỄN PHÍ hoàn toàn ba bữa ăn tự chọn sáng, trưa và tối; với thực đơn Á - Âu phong phú, hấp dẫn (trên 30 món), được chế biến bởi dàn đầu bếp hàng đầu.

Không những thế, du khách còn được được vui chơi miễn phí, không giới hạn tại Công viên giải trí Vinpearl, Công viên nước Vinpearl, tham quan thuỷ cung lớn nhất Việt Nam, thưởng thức nhạc nước; sử dụng miễn phí hồ bơi, phòng tập, bãi biển riêng tại khách sạn; ngắm vịnh Nha Trang bằng cáp treo… cùng rất nhiều các tiện ích và ưu đãi khác.

Phước Long

source

http://giadinh.net.vn/home/2010011502521166p0c1023/me-dam-voi-thien-duong-vinpearl-land.htm

Thursday 11 February 2010

"Chim Việt đậu cành Nam"


Con người nào rồi cũng trở về với bến xuân vĩnh hằng của mình. Ấy là bến xuân được đoàn tụ với cội nguồn, non nước.

"Bến Xuân" được Văn Cao viết năm 1942, cùng với Phạm Duy tham gia viết lời. Sau đó Văn Cao đặt thêm lời 2, lấy tên mới là "Đàn chim Việt".

Đây có lẽ là một trong những bản tình ca đẹp nhất của người nghệ sĩ tài danh này. Và cũng là tác phẩm đỉnh cao nhất của thời kì âm nhạc lãng mạn Việt Nam.

Bến xuân của Văn Cao là quê hương yêu dấu. Là những điều giản dị rất mực, nhưng lại thiêng liêng rất mực.

Người nghệ sĩ lớn thì không bao giờ cao giọng. Văn Cao không nói về tình yêu, không giảng giải về tình yêu. "Bến xuân", đơn giản, đã là bản thân tình yêu rồi.

Khi bỏ lại cuộc đời, bỏ lại ngày tháng, con người nào rồi cũng sẽ trở về với bến xuân vĩnh hằng của mình. Đó là sự đoàn tụ cuối cùng với cội nguồn, non nước của chính mình.

Quê hương tôi, mai này còn lại gì, đó chính là những bản tình ca này.

"Chim Việt đậu cành Nam"

Theo điển tích, chim Việt sinh ra ở đất Việt (phía Nam Trung Quốc), cảm thụ được khí ấm áp nên khi bay đi xứ khác bao giờ cũng đậu cành phía Nam là phía ấm áp hợp với chỗ quê hương.

Ngựa Hồ là ngựa sinh ra ở nước Hồ - một nước khí hậu lạnh ở phía Bắc Trung Quốc. Giống ngựa này cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh, thường được dùng làm ngựa chiến. Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ. Mỗi khi gió bấc nổi lên, tuyết rơi lả tả nơi đất khách thì ngựa lại cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.

Theo đó, người đời sau hay dùng dùng từ "chim Việt, ngựa Hồ" (Việt điểu, Hồ mã trong câu "Hồ mã tê Bắc phong/ Việt điểu sào Nam chi" - Ngựa Hồ ngóng gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam) để chỉ nỗi nhớ quê hương cố quốc.

Đàn chim Việt "lưu luyến một trời xa", nhớ đồi Yên Thế, nhớ hoàng hôn Thái Nguyên, trăn trở với sông Gấm, đất Bắc hay trời Nam... hay chính nỗi lòng những người con đất Việt đang mong ngóng về quê hương từng ngày.

Đến tận cùng của nghệ thuật, bản nhạc chạm đến đáy hồn người. Ở đó gợi lại sợi dây liên kết bền chặt của mỗi người với non nước - nơi họ đã được khởi nguồn.

Những ngày này đây, khi xuân về với sự đoàn tụ của người Việt Nam, còn có những những đàn chim Việt đang tha hương từ khắp nẻo giang hồ, đang mãi vương vấn nặng lòng với non nước này.

... Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến một trời xa

Bến xuân

Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến thăm một lần
Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân

Từng đôi chim trong nắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cành đào hoen nắng chan hoà!
Chim ca thương nhớ, chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn còn ngây ngất trầm vương

Dìu nhau theo dốc núi nơi ven đồi
Còn thấy chim ghen lời âu yếm
Tới đây chân bước lòng ngập ngừng
Núi non như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ, thẹn thùng ngoài bến xuân.

Sương mênh mông che lấp kín non xanh
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vào bay thiết tha, lưu luyến một trời xa


Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét dáng yêu

Từng đôi chim trong nắng khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hòa
Chim reo thương nhớ, chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất về đâu
Người đi theo mưa gió xa muôn trùng
Lần bước phiêu du về bến cũ
Tới đây chân bước lòng ngập ngừng
Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng
Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.

Đàn chim Việt

Về đây khi gió mùa thơm ngát
Ôi lũ chim giang hồ
Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô
Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca ... u u u u u
Mờ mờ trong nắng ven trời
Chim reo thương nhớ chim ngân xa ... u u u u u
Hồn còn vương vấn về xưa

Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành
Từ Bắc Sơn kia thời tung cánh
Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng
Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế
Kìa nước xa xa sông Gấm còn mịt mùng ngoài bến xuân

Chim đang bay qua Bắc sang Trung
Người Nam còn nghe lời chim nhắn lúc xa
Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến một trời xa

source

"Chim Việt đậu cành Nam"

Áo Dài Việt Nam – Phạm Xuân Dũng (Paris)







source
Áo Dài Việt Nam – Phạm Xuân Dũng (Paris)
Viet DC